Trình tự, thủ tục kháng nghị phúc thẩm hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh bình định (Trang 25 - 27)

VKS thực hiện việc ban hành Quyết định kháng nghị khi có đủ căn cứ để tiến hành việc KNPT hình sự theo luật định. Quyết định kháng nghị phải thể hiện được

các nội dung sau: tên của VKS ra quyết định; ngày, tháng, năm ban hành quyết định; số của quyết định; phạm vi kháng nghị là toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm; lý do, căn cứ kháng nghị và yêu cầu của VKS; về việc xem xét kháng cáo quá hạn: Theo quy định tại Điều 335 BLTTHS 2015 về kháng cáo quá hạn, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán xem xét kháng cáo quá hạn. Đồng thời, điều này cũng quy định phiên họp xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của Kiểm sát viên và trong thời hạn 03 ngày trước ngày xét đơn, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi đơn kháng cáo kèm theo tài liệu, đồ vật cho Viện kiểm sát cùng cấp. Điều này có nghĩa, việc thành lập Hội đồng xem xét kháng cáo quá hạn và việc tổ chức phiên họp xét kháng cáo quá hạn là hai hoạt động khác nhau và pháp luật chỉ đặt ra thời hạn đối với việc thành lập Hội đồng mà không ghi nhận thời hạn giải quyết kháng cáo quá hạn.

Theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP, việc xét kháng cáo quá hạn được thực hiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm. Chúng tôi cho rằng, cần đặt ra thời hạn đối với vấn đề này bởi quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn có ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể kháng cáo.Đồng thời, trong trường hợp kháng cáo quá hạn được chấp nhận, các chủ thể có liên quan cũng cần có thời gian để xem xét, chuẩn bị cho việc mở phiên tòa phúc thẩm. Do đó, cần đặt ra vấn đề về thời hạn giải quyết kháng cáo quá hạn. Theo đó, chúng tôi cho rằng có thể quy định thời hạn này là 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo kèm các chứng cứ, tài liệu liên quan, bởi so với việc xem xét bản án để quyết định kháng cáo, kháng nghị, việc xem xét kháng cáo quá hạn có thể hoàn thành trong thời gian đó.

Hiện nay, pháp luật không ghi nhận trường hợp kháng nghị quá hạn của Viện kiểm sát. Có quan điểm cho rằng, bởi nếu quá thời hạn kháng nghị phúc thẩm Viện kiểm sát có quyền kháng nghị giám đốc thẩm.Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng vẫn

nên ghi nhận trường hợp kháng nghị quá hạn. Bởi tính chất của xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm là hoàn toàn khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh bình định (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)