Tăng cường, đẩy mạnh và có hiệu quả công tác kiểm tra của kiểm sát viên, tổng kết thực tiễn, thông báo rút kinh nghiệm, trả lời thỉnh thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh bình định (Trang 67 - 72)

- Số bị cáo cấp phúc thẩm xin rút kháng nghị và Toà án cấp phúc thẩm bác kháng nghị chiếm tỷ lệ cao Số kháng nghị bị bác chiếm tỷ lệ lớn, một số trường

3.2.7. Tăng cường, đẩy mạnh và có hiệu quả công tác kiểm tra của kiểm sát viên, tổng kết thực tiễn, thông báo rút kinh nghiệm, trả lời thỉnh thị

sát viên, tổng kết thực tiễn, thông báo rút kinh nghiệm, trả lời thỉnh thị

Cần đưa công tác KNPT là một nội dung trong các cuộc kiểm tra định kỳ hàng năm của hai cấp VKS tỉnh Bình Định, Kiểm sát viên muốn làm tốt công tác kháng nghị thì không chỉ cần có nhận thức và trình độ nghiệp vụ mà còn phải có ý thức trách nhiệm cao với công việc, đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, cũng như những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trách nhiệm của Kiểm sát viên phải được thể hiện từ việc nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, tính chất mức độ của hành vi phạm tội, đặc điểm về nhân thân, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, để đề xuất mức án cho phù hợp. Tránh tình trạng nghiên cứu, đề xuất mức án với Hội đồng xét xử nhưng không có cơ sở để kháng nghị hoặc kháng nghị không chính xác, không được cấp phúc thẩm chấp nhận. Khi Kiểm sát viên phát hiện thấy có vi phạm trong bản án, quyết định hình sự sơ thẩm phải có trách nhiệm báo cáo với lãnh đạo viện và đề xuất kháng nghị, tránh tình trạng chờ cấp trên kháng nghị hoặc cho rằng: “đằng nào bị cáo cũng kháng cáo”. Khi đề xuất phải nêu rõ những vi phạm trong bản án, quyết định và cần phải kháng nghị toàn bộ hay chỉ kháng nghị một phần bản án hoặc

án hoặc quyết định. Đồng thời phải nêu rõ cơ sở của việc kháng nghị, không đề xuất chung chung hoặc theo kiểu “tuỳ lãnh đạo quyết định”. Thực tế cho thấy khi Kiểm sát viên có ý thức trách nhiệm nghề nghiệp thì thường phát hiện chính xác những vi phạm của bản án sơ thẩm và đề xuất kháng nghị có căn cứ và ngược lại. Kiểm sát viên còn phải nâng cao trách nhiệm trong việc thiết lập, rà soát bản kháng nghị trước khi trình lãnh đạo ký và ban hành, tránh những thiếu sót không đáng có. Từ phân tích trên, biện pháp cụ thể để nâng cao trình độ năng lực của Kiểm sát viên thì trước tiên, bản thân mỗi Kiểm sát viên phải tự nghiên cứu học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, nắm vững hệ thống văn bản pháp luật có liên quan, để xây dựng cho mình một bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Từ đó có đủ tự tin trong giải quyết công việc nói chung và đề xuất kháng nghị phúc thẩm nói riêng. Ngoài ra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng như Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh cần tổ chức các lớp tập huấn cho Kiểm sát viên ít nhất một lần một năm. Tại các lớp tập huấn cần tổng kết, đánh giá toàn bộ công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự, những ưu điểm cũng như những tồn tại, thiếu sót của công tác này; những trường hợp cần rút kinh nghiệm; lựa chọn những kháng nghị có chất lượng tốt làm kháng nghị mẫu cho các Kiểm sát viên học tập. Các lớp tập huấn chuyên đề về kháng nghị cũng là một cơ hội cho mỗi Kiểm sát viên đề xuất những kiến nghị để công tác kháng nghị phúc thẩm đạt hiệu quả, nêu những khó khăn vướng mắc trong thực tế công tác để cùng thảo luận tìm ra phương hướng khắc phục, hoàn thiện. Đồng thời, đây cũng là dịp để các Kiểm sát viên trao đổi cho nhau những kinh nghiệm trong thực tế công tác.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở thực trạng công tác áp dụng kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định từ năm 2015 đến năm 2019, tác giả đã phân tích những yêu cầu cơ bản để nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định. Để góp phần thiết thực trong thực hiện chiến lược cải cách tư pháp của Đảng đề ra, nhằm hiện thực hóa các quy định trong Hiến pháp và pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự, tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định trong thời gian tới.

Các giải pháp từ việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về kháng nghị phúc thẩm đến công tác tổ chức cán bộ ngành kiểm sát nhân dân như: giải pháp nâng cao về trình độ, phẩm chất, năng lực, trình độ và kỹ năng nghề nghiệp; tăng cường sự lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong giải quyết kháng nghị phúc thẩm hình sự... Ngoài ra, tác giả đưa ra một số đề xuất của tác giả nêu ra để công tác kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát thực sự là một công cụ hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tư pháp hiện nay.

KẾT LUẬN

Để đảm bảo an ninh trật tự, lực lượng chức năng tỉnh Bình Định đã tiến hành nhiều công tác, biện pháp nghiệp vụ trong đó có công tác. Công tác này luôn được xem là nền tảng, có tính chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực và kết quả đạt được, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, công tác bảo vệ an ninh trật tự trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, còn tồn tại nhiều bất cập như nội dung chưa phong phú, chưa gắn với lợi ích thiết thực của đồng bào dân tộc, các phương pháp chưa được sử dụng linh hoạt...

Trong những năm qua, VKSND tỉnh Bình Định đã luôn chú trọng công tác KNPT hình sự và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhận thức rõ rằng KNPT hình sự là một quyền năng pháp lý quan trọng mà nhà nước chỉ giao cho VKSND và chỉ duy nhất VKS mới có quyền thực hiện quyền năng này, là công cụ hữu hiệu để VKS thực hiện và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành nhằm đảm bảo cho pháp luật nói chung và pháp luật về hình sự nói riêng được tuân thủ nghiêm chỉnh và triệt để, đồng thời để bảo đảm pháp chế XHCN và là phương tiện để đấu tranh phòng và chống tội phạm.

Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về KNPT và những quy định của pháp luật về KNPT hình sự tại Chương 1. Đồng thời, tại Chương 2 của luận văn, tác giả đã trình bày cụ thể các quy định của pháp luật hiện hành về KNPT hình sự và nêu bật thực tiễn áp dụng KNPT hình sự của VKSND tỉnh Bình Định trong 05 năm. Thông qua nghiên cứu thực tiễn công tác KNPT của VKSND tỉnh Bình Đinh từ năm 2015 đến năm 2019, luận văn đã đánh giá đúng thực trạng hoạt động KNPT hình sự của ngành KSND Bình Định với những mặt đã làm được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Trên cơ sở đó, luận

văn đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác KNPT hình sự của VKSND tỉnh Bình Định trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh bình định (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)