của Toà cấp sơ thẩm về áp dụng quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại
Phần lớn các kháng nghị được cấp phúc thẩm chấp nhận đều là những kháng nghị yêu cầu khắc phục những sai sót của Toà án cấp sơ thẩm như vấn đề áp dụng điểm, khoản, điều luật áp dụng, về mức hình phạt, về việc cho hưởng án treo, về định tội danh, về tuyên bị cáo không phạm tội cũng như những vấn đề khác về mức bồi thường, hình phạt bổ sung…
Về áp dụng mức hình phạt, chỉ tính riêng trong 05 năm từ 2015 đến năm 2019 đối với cấp phúc thẩm, thông qua kháng nghị, đã tăng hình phạt đối với 110 bị cáo; giảm hình phạt đối với 95 bị cáo. Phần lớn các bị cáo bị kháng nghị tăng hoặc giảm hình phạt do toà án cấp sơ thẩm chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội cũng như những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân người phạm tội nên xử quá nhẹ hoặc quá nặng. Có 17 bị cáo bị tăng từ chung thân lên tử hình, 25 bị cáo tăng hình phạt từ tù có thời hạn lên tù chung thân; giảm hình phạt từ tử hình xuống chung thân cho 04 bị cáo, từ chung thân xuống tù có thời hạn 04 bị cáo.
Thông qua kháng nghị cấp phúc thẩm trung ương đã cải tội danh với 50 bị cáo; không cho hưởng án treo 63 bị cáo; cho hưởng án treo đối với 18 bị cáo; huỷ án sơ thẩm về việc tuyên không phạm tội đối với 19 bị cáo. KNPT hình sự đã khắc phục những vi phạm trong thực hiện quá trình TTHS của TAND cấp sơ thẩm, như bỏ lọt hành vi phạm tội của bị cáo đã được điều tra, truy tố; nghị án kéo dài (như trường hợp nghị án kéo dài 20 ngày đối với vụ án Trần Văn Lâm - thành phố Quy Nhơn phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy”); việc xét hỏi sơ sài, phiến diện, không xét hỏi đối với từng bị cáo để làm rõ nội dung vụ án (như vụ án Lưu Đức Huy - thị xã Hoài Nhơn, hội đồng xét hỏi chỉ xét hỏi 3/4 bị cáo còn lại 1/4 bị cáo không được xét hỏi). Ngoài ra, công tác KNPT hình sự của VKSND hai cấp tỉnh Bình Định trong thời gian 05 năm qua đã khắc phục được những sai sót của bản án
sơ thẩm về vấn đề bồi thường thiệt hại, các biện pháp tư pháp khác...