- Số bị cáo cấp phúc thẩm xin rút kháng nghị và Toà án cấp phúc thẩm bác kháng nghị chiếm tỷ lệ cao Số kháng nghị bị bác chiếm tỷ lệ lớn, một số trường
3.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, đầy đủ, toàn diện Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, các đạo luật về tư pháp khác, các Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự.
Để nâng cao chất lượng công tác KNPT hình sự, cần phải nắm vững cơ sở pháp lý được quy định trong Luật Tổ chức VKSND năm 2014, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), BLTTHS năm 2015, các đạo luật về tư pháp khác, các Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác KNPT hình sự.
dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển ở mức cao hơn những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nước ta từ năm 1945 đến nay, nhất là của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. BLHS 2015 gồm có 03 phần, 26 chương, 426 điều(tăng 02 chương và 72 Điều so với BLHS năm 1999) trong đó có nhiều điểm mới quan trọng như: Bổ sung quy định, hạn chế áp dụng hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt ngoài tù; bổ sung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại; thay đổi chính sách hình sự đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; thay đổi chính sách hình sự đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội; bổ sung chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện; bổ sung các tội phạm mới, bãi bỏ một số tội phạm; cụ thể hóa các tình tiết có tính chất định tính...
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung) tiếp tục thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục, phòng ngừa, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện pháp luật hình sự nước ta, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân.
BLTTHS năm 2015 có kết cấu gồm 09 phần, 36 chương, 510 điều. Trong đó có nhiều nội dung mới cơ bản như: Hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự; quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan tố tụng, tạo điều kiện để các cơ quan thực hiện tốt trách nhiệm luật định; phân định thẩm quyền hành
KSV, Thẩm phán; quy định cụ thể trình tự, thủ tục trong từng giai đoạn tố tụng; đổi mới chế định chứng minh và chứng cứ; quy định chặt chẽ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân; bảo đảm quyền bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo...
Trước yêu cầu phát triển và bảo vệ đất nước trong tình hình mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, để thực hiện mục tiêu cải cách tư pháp là “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN”. Thực tiễn thi hành Luật Tổ chức VKSND năm 2002, Pháp lệnh KSV VKSND, Pháp lệnh tổ chức VKS quân sự năm 2002 cho thấy còn có một số vướng mắc, bất cập, như cơ chế bảo đảm cho VKSND thực hiện quyền hạn, trách nhiệm chưa đầy đủ và hiệu quả; chế độ pháp lý của KSV chưa thực sự phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn; chế độ, chính sách bảo đảm hoạt động của VKSND chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng; không đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nâng cao vai trò, vị trí của VKSND tương đồng với Viện công tố/VKS các nước trên thế giới...
Do đó, cần thiết phải sửa đổi Luật tổ chức VKSND để tạo cơ sở pháp lý đổi mới toàn diện về hệ thống tổ chức; các nguyên tắc thực hiện chức năng, nhiệm vụ; chuẩn hóa các chức danh tư pháp và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự giám sát bên trong và bên ngoài hệ thống, nhất là sự giám sát của cơ quan dân cử. Luật tổ chức VKSND năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2014 là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng của Ngành KSND. Luật này có nhiều điều chỉnh quan trọng, thể chế hóa đầy đủ các yêu cầu cải cách tư pháp; cụ thể hóa chế định VKSND đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013; Về nhiệm vụ của VKSND được quy định đầy đủ hơn, rộng hơn; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập
của VKSND trong việc thực hiện quyền lực nhà nước và trách nhiệm đối với xã hội, công dân; tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của VKSND đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cải cách tư pháp; nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm và VPPL trong tình hình mới. Quán triệt Chỉ thị số 03/2008/CT-VKSTC- VPT1 ngày 19/6/2008 của Viện trưởng Viện KSND tối cao về tăng cường công tác KNPT hình sự, Nghị quyết 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống VPPL và tội phạm, VKSND tỉnh Bình Định xác định công tác KNPT án hình sự là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, từ đó đề ra các chỉ tiêu, giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện trong kế hoạch, chương trình công tác hàng năm của mỗi đơn vị.
Việc triển khai thực hiện các luật này là rất cần thiết và quan trọng nhằm đưa các luật đi vào cuộc sống, phát huy giá trị thực tiễn, nhất là những điểm mới, tiến bộ. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về nội dung và ý nghĩa của các luật, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, tổ chức tốt việc thực thi pháp luật. Đồng thời, nâng cao nhận thức về công tác KNPT hình sự trong TTHS có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, nhằm góp phần quan trọng vào thực thi pháp luật XHCN, đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, tính pháp chế XHCN, đảm bảo quyền lợi của nhà nước, của các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.