Thực hiện đầy đủ, đảm báo đúng quy định của pháp luật về các yêu cầu, quy trình nghiệp vụ theo quy chế đảm bảo kiểm sát bản án để xem xét việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh bình định (Trang 63 - 65)

- Số bị cáo cấp phúc thẩm xin rút kháng nghị và Toà án cấp phúc thẩm bác kháng nghị chiếm tỷ lệ cao Số kháng nghị bị bác chiếm tỷ lệ lớn, một số trường

3.2.4. Thực hiện đầy đủ, đảm báo đúng quy định của pháp luật về các yêu cầu, quy trình nghiệp vụ theo quy chế đảm bảo kiểm sát bản án để xem xét việc

cầu, quy trình nghiệp vụ theo quy chế đảm bảo kiểm sát bản án để xem xét việc kháng nghị phúc thẩm và bảo vệ kháng nghị ban hành

Thời gian tới, VKSND tỉnh Bình Định cần thực hiện nghiêm quy trình kiểm sát bản án để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và bảo vệ kháng nghị ban hành. Thứ nhất, về việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Kiểm sát viên.Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần chỉ đạo Trường cao đẳng kiểm sát tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu ở từng khâu công tác, trong đó có tập trung đào tạo kỹ năng về kháng nghị phúc thẩm cho các Kiểm sát viên. Vì trong công tác

năng, cách thức tiến hành kháng nghị là một điểm yếu của đội ngũ các Kiểm sát viên. Các Kiểm sát viên chưa được đạo tạo chuyên sâu về lĩnh vực này mà chủ yếu là theo “lối mòn nghiệp vụ” mà chưa theo bài bản nhất định. Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ này sẽ tập trung đào tạo cho Kiểm sát viên kỹ năng và trình tự thực hiện kháng nghị phúc thẩm hình sự. Đặc biệt là công tác đào tạo và tái đào tạo lại đối với đội ngũ Kiểm sát viên.

Thứ hai, về tổ chức và biên chế cán bộ cho ngành kiểm sát cũng như phương tiện làm việc. Hiện nay ở các Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong cả nước chỉ đủ bố trí các Kiểm sát viên chủ yếu tập trung vào việc kiểm sát xét xử các vụ án theo thủ tục phúc thẩm (trung bình biên chế của các phòng là từ 5 đến 7 cán bộ). Chưa có bộ phận chuyên trách kiểm sát các bản án đã xét xử sơ thẩm để phát hiện có vi phạm thì kháng nghị kịp thời. Do đó, cần xem xét tăng cường số lượng cán bộ phù hợp cho Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, để ngoài làm tốt việc kiểm sát xét xử các vụ án theo thủ tục phúc thẩm còn phải nghiên cứu tất cả các bản án sơ thẩm để qua đó phát hiện những vi phạm phải kháng nghị thì ban hành kháng nghị kịp thời. Mặt khác, số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm sát các cấp còn trong tình trạng thiếu. Do vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần bổ sung kịp thời cho các đơn vị của ngành kiểm sát còn chưa đủ số lượng Kiểm sát viên theo biên chế của ngành. Cụ thể, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cần bổ sung là 1.117 người; cấp tỉnh cần bổ sung là 161 người, đặc biệt là đối với các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang trong tình trạng thiếu trầm trọng. Về nguồn tuyển dụng có thể là các sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học luật hoặc các khoa luật của các trường đại học trên cả nước; những cán bộ đã đủ thời gian công tác và các điều kiện khác để xem xét bổ nhiệm Kiểm sát viên. Hoặc

thừa Kiểm sát viên theo biên chế về công tác tại những tỉnh còn thiếu... Hiện nay, đời sống cán bộ ngành kiểm sát còn nhiều khó khăn. Trụ sở của đa số Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đều cũ kỹ, trật chội. Trang thiết bị phục vụ cho công việc còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu. Có những Viện kiểm sát cấp huyện phải chung phòng làm việc của cán bộ với hội trường nên rất bất tiện, hoặc không có phòng tiếp dân riêng nên phải tiếp dân chung phòng với các cán bộ khác gây khó khăn trong giải quyết công việc; có những trụ sở mùa hè thì nóng, mùa mưa bị dột ướt...Đối với các trụ sở làm việc của viện kiểm sát này Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần có sự quan tâm chỉ đạo trong việc cho xây mới.…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh bình định (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)