Theo khoản 1 Điều 237 BLTTHS năm 2003 thì hậu quả của việc kháng nghị là những phần của bản án bị kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành; đối với bản án hoặc quyết sơ thẩm bị kháng cáo toàn bộ thì toàn bộ bản án hoặc quyết đó chưa có hiệu lực pháp luật và không được đưa ra thi hành, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 255 Bộ luật này.
Quy định này nhằm bảo đảm trên thực tiễn khi xét xử vụ án theo trình tự giám đốc thẩm có nhiều trường hợp đã rõ ràng về chứng cứ, không cần phải xét xử lại như có đủ căn cứ để giảm nhẹ hình phạt hoặc giảm mức bồi thường cho bị cáo nhưng do quy định hiện hành Hội đồng giám đốc thẩm không có quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, chỉ được hủy án để xét xử lại làm việc giải quyết vụ án kéo dài, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người dân, gây tốn kém, lãng phí ngân sách Nhà nước.
Việc cho phép Hội đồng giám đốc thẩm sửa án không vi phạm nguyên tắc Hiến định “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm” mà lại đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Để đảm bảo tranh tụng, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định trường hợp có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Tuy nhiên, nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.