Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kháng nghị phúc thẩm hình sự theo hướng ổn định và đồng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh bình định (Trang 55 - 57)

- Số bị cáo cấp phúc thẩm xin rút kháng nghị và Toà án cấp phúc thẩm bác kháng nghị chiếm tỷ lệ cao Số kháng nghị bị bác chiếm tỷ lệ lớn, một số trường

3.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kháng nghị phúc thẩm hình sự theo hướng ổn định và đồng bộ

hình sự theo hướng ổn định và đồng bộ

KNPT nói chung trong các lĩnh vực tố tụng, trong đó có lĩnh vực hình sự là quyền năng pháp lý mà pháp luật chỉ giao cho VKS. Để tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm trên một cấp thì điều căn bản là Viện kiểm sát cấp trên phải nghiên cứu đầy đủ được các bản án hình sự sơ thẩm để phát hiện vi phạm và kháng nghị, tức là phải có “nguồn” để kháng nghị. Muốn làm được điều đó thì Viện kiểm sát

luật tố tụng hình sự cũng cần quy định bổ sung, Toà án cấp sơ thẩm ngoài việc gửi bản án cho Viện kiểm sát cùng cấp phải gửi bản án cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Quy định như vậy làm cho Viện kiểm sát cấp phúc thẩm không bị mất một khoảng thời gian đợi bản án sơ thẩm được gửi từ Viện kiểm sát cấp dưới mà trực tiếp nhận được bản án của Toà án cấp sơ thẩm gửi lên. Ví dụ: ngày 10/01/2007 Toà án gửi bản án sơ thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp. Viện kiểm sát cùng cấp xem bản án và làm thủ tục chuyển cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, thì ít nhất ngày 11/01/2007, Viện kiểm sát cấp dưới mới gửi bản án cho Viện kiểm sát cấp trên. Nếu quy định Toà án cấp sơ thẩm gửi bản án cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp thì ngày gửi bản án cho Viện kiểm sát cấp trên là ngày 10/01/2007. Mặt khác, thực tế hiện nay các Viện kiểm sát cấp dưới gửi bản án cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp không thực hiện ngay khi nhận được bản án của Toà án mà một tuần gửi một lần thông qua cán bộ văn thư; đối với các tỉnh có địa bàn rộng, việc gửi bản án của Viện kiểm sát cấp dưới cho Viện kiểm sát cấp trên thường thực hiện thông qua con đường bưu điện. Bởi lẽ, việc Viện kiểm sát cấp dưới gửi bản án Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp ngay khi nhận được bản án sơ thẩm của Toà án gửi sang là rất khó khăn và mất thời gian cũng như công sức. Mặt khác, hầu như ngày nào Viện kiểm sát cùng cấp cũng nhận được bản án sơ thẩm của Toà án cùng cấp. Đặc biệt là việc gửi bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ yếu thông qua con đường bưu điện. Do đó sẽ rất mất thời gian, không đảm bảo đúng thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày. Để tránh được tình trạng Viện kiểm sát cấp phúc thẩm muốn kháng nghị nhưng lại hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm trên một cấp và tạo điều kiện cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới một cách kịp thời, cần quy định Toà án cấp sơ thẩm cùng với việc

trực tiếp.

Về cách tính thời điểm bắt đầu và kết thúc đối với trường hợp kháng nghị các quyết định của Toà án cấp sơ thẩm hiện nay trong Bộ luật tố tụng hình sự chưa quy định một cách cụ thể. Tại Nghị quyết số 05 ngày 08/12/2005 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao mới hướng dẫn về cách tính thời điểm bắt đầu và kết thúc của thời hạn kháng nghị đối với bản án mà chưa hướng dẫn đối với trường hợp kháng nghị đối với các quyết định sơ thẩm. Do vậy, trong Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi bổ sung cần quy định rõ cách tính thời điểm bắt đầu cũng như kết thúc của thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm. Hoặc trong hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao cần bổ sung cách tính thời điểm bắt đầu và kết thúc của thời hạn kháng nghị đối với quyết định sơ thẩm. Tránh tình trạng tính thời hạn kháng nghị đối với quyết định sơ thẩm không thống nhất như hiện nay. Cụ thể là, thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị đối với quyết định sơ thẩm của Toà án là ngày tiếp theo của ngày được xác định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh bình định (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)