- Số bị cáo cấp phúc thẩm xin rút kháng nghị và Toà án cấp phúc thẩm bác kháng nghị chiếm tỷ lệ cao Số kháng nghị bị bác chiếm tỷ lệ lớn, một số trường
3.2.5. Chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch, đánh giá, bố trí, bổ nhiệm và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kiểm sát viên
và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kiểm sát viên
Kiểm sát viên còn là người trực tiếp xây dựng nội dung kháng nghị để trình lãnh đạo viện ký. Do đó, vai trò của Kiểm sát viên trong hoạt động kháng nghị phúc thẩm hình sự là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm. Chính vì vậy, một trong những giải pháp hàng đầu là phải xây dựng được một đội ngũ Kiểm sát viên đủ mạnh; có trình độ năng lực pháp luật và kiến thức xã hội; có nhận thức về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát trong tình hình mới; có trách nhiệm cao trong công việc.
Đặc biệt là đối với công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự, mỗi Kiểm sát viên cần có nhận thức đó là một trong những quyền năng đặc thù của Viện kiểm sát nhằm đảm bảo cho việc xét xử của Toà án được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đồng thời, phải hiểu đó còn là nghĩa vụ của mỗi Kiểm sát viên, nghĩa vụ của ngành kiểm sát. Có như vậy mới khắc phục được tư tưởng cho rằng việc ra bản án đúng hay sai là trách nhiệm của Hội đồng xét xử, còn Viện kiểm sát chỉ là người đề nghị. Từ nhận thức như vậy Kiểm sát viên mới thấy rõ vai trò, trách nhiệm của
Tuy nhiên, để thực hiện được trách nhiệm của mình một cách đầy đủ và có chất lượng đòi hỏi Kiểm sát viên phải được đào tạo bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp, cụ thể là Kiểm sát viên phải nắm vững các cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của hoạt động kháng nghị phúc thẩm hình sự. Trong đó phải nắm vững và hiểu chính xác các căn cứ của việc kháng nghị theo quy định của Điều 33 quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (được ban hành kèm theo quyết định 122 ngày 14/09/2004 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Ngoài ra, Kiểm sát viên phải nhận thức đầy đủ về các chế định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn có liên quan, có như vậy thì các đề xuất kháng nghị mới bảo đảm tính có căn cứ và tính hợp pháp, tránh tình trạng kháng nghị tràn lan hoặc ban hành kháng nghị với chất lượng thấp. Kiểm sát viên cần có những kỹ năng nghề nghiệp từ việc phát hiện các vi phạm của Toà án trong quá trình xét xử, đến việc tổng hợp đánh giá và đề xuất để lãnh đạo viện kháng nghị. Muốn vậy thì Kiểm sát viên trước hết phải làm tốt công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên toà từ trình tự khai mạc phiên toà đến khi tuyên án, lưu ý các định hướng của Hội đồng xét xử khi thẩm vấn; lý lẽ của Hội đồng xét xử khi quy kết các vấn đề của vụ án như : tội danh, tính chất mức độ nguy hiểm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; việc làm rõ các chứng cứ tài liệu của Hội đồng xét xử tại phiên toà...Kiểm sát viên phải đặc biệt chú ý ghi chép nhanh các nhận định khi chủ toạ phiên toà công bố bản án, ghi chính xác các điểm, khoản, điều luật mà bản án áp dụng và mức hình phạt mà Hội đồng xét xử áp dụng (cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung), các vấn đề khác như bồi thường dân sự, xử lý vật chứng...trong trường hợp cần thiết phải đối chiếu ngay với thư ký sau khi kết thúc phiên toà. Sau khi kết thúc phiên toà, nếu thấy có vấn đề cần phải kháng nghị thì Kiểm sát viên trước tiên phải tự kiểm tra lại các tài liệu có trong hồ sơ vụ
phiên toà, đối chiếu với các cơ sở pháp lý mà Hội đồng xét xử đã áp dụng trong bản án…Xét thấy có cơ sở để tiến hành kháng nghị thì báo cáo bằng văn bản với lãnh đạo, đề xuất với lãnh đạo việc kháng nghị hay không. Trước khi đề xuất việc kháng nghị cần phải xem xét lại toàn bộ diễn biến tại phiên toà; căn cứ vào kết quả điều tra công khai tại phiên toà. Chỉ kháng nghị khi đã có cơ sở pháp lý cho thấy: việc quyết định của án sơ thẩm là chưa áp dụng đầy đủ các quy định của pháp luật. Tránh tình trạng kháng nghị theo cảm tính, khi Toà án xử khác quan điểm đề nghị của Kiểm sát viên là kháng nghị.