b) Tác động kết hợp
1.3.5 Quy định về biện pháp khắc phục và nguyên tắc áp dụng
Trong một số trường hợp, để đảm bảo đạt được các lợi ích kinh tế, vụ việc TTKT cần phải được thực hiện trong một khuôn khổ nhất định. Các biện pháp khắc phục được đưa ra nhằm mục đích khơi phục hay duy trì sự cạnh tranh trên thị trường, mà vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả và lợi ích của vụ việc TTKT. Để đạt được mục đích này, cần phải lựa chọn các biện pháp khắc phục thông qua việc so sánh giữa hiệu quả hạn chế tác động phản cạnh tranh của vụ việc với gánh nặng thực hiện các biện pháp đó và chi phí phát sinh. Theo khún nghị của ICN, “quy
định và quy trình thực hiện biện pháp khắc phục cần đảm bảo tính hiệu quả và khả năng giám sát thực hiện biện pháp khắc phục đó”.[47; tr.4-5].
Các cơ quan cạnh tranh khác nhau sẽ có cách đánh giá khác nhau tùy thuộc vào phép thử cạnh tranh mà họ sử dụng và thẩm quyền được trao trong việc quyết định các yếu tố lợi ích liên quan tới TTKT. Nếu mợt vụ việc TTKT có khả năng gây hại cho cạnh tranh mà khơng thể tìm ra mợt biện pháp khắc phục phù hợp thì, thơng thường, vụ việc TTKT đó sẽ bị cấm. Trong trường hợp có thể tìm được các biện pháp khắc phục phù hợp, thì các bên tham gia TTKT sẽ có nhiều đợng lực để đề xuất các biện pháp phù hợp. Do đó, trách nhiệm đề xuất biện pháp khắc phục thường do các bên tham gia TTKT thực hiện. Để có được cách xử lý hiệu quả và kịp thời, các cơ quan cạnh tranh thường tìm cách thơng báo cho các bên liên quan trong thời gian sớm nhất về bản chất và phạm vi của các vấn đề cạnh tranh mà họ cho rằng cần phải giải quyết trước khi thông qua một vụ việc TTKT.
Thông thường, các biện pháp khắc phục được phân loại thành các biện pháp khắc phục về mặt cấu trúc và các biện pháp về mặt hành vi.
Các biện pháp khắc phục về mặt cấu trúc là các biện pháp được thực hiện một lần nhằm phục hồi cấu trúc cạnh tranh của thị trường như bán lại tài sản, cơ cấu lại doanh nghiệp đã mua bán, sáp nhập.
Các biện pháp khắc phục về mặt hành vi thường là các biện pháp được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh hay kiểm soát hành vi của các doanh nghiệp tham gia TTKT. Mợt số biện pháp khắc phục, ví dụ giải pháp liên quan đến chia sẻ quyền sở hữu trí ṭ, thường khó phân định xem tḥc nhóm nào. Để đảm bảo tính hiệu quả, mợt gói giải pháp thường phải bao gồm cả hai yếu tố cấu trúc và hành vi.
Nhiều cơ quan cạnh tranh đề cao vai trị của các giải pháp mang tính cấu trúc hơn so với các giải pháp về hành vi, đặc biệt đối với các vụ việc TTKT theo chiều ngang. Giải pháp mang tính cấu trúc, như ḅc bán lại một phần doanh nghiệp, thường hiệu quả hơn bởi nó giúp trực tiếp giải quyết nguyên nhân gây ra tác động phản cạnh tranh, đồng thời, khơng làm phát sinh chi phí giám sát thực hiện cũng như hạn chế sự bóp méo thị trường.
- Giải pháp gia tăng cạnh tranh theo chiều ngang bao gồm 3 loại biện pháp khắc
phục như sau:
+Các biện pháp ngăn chặn doanh nghiệp lạm dụng sức mạnh thị trường theo chiều ngang để loại bỏ đối thủ và hạn chế cạnh tranh, bao gồm: cấm bán kèm (tying
& bundling), bán phá giá và sử dụng hợp đồng đợc quyền hoặc có thời hạn dài.
+ Biện pháp ngăn ngừa doanh nghiệp sử dụng mối quan hệ theo chiều dọc để bóp méo hoặc hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang. Điều này có thể thấy rõ qua trường hợp khi doanh nghiệp sau TTKT có thể kiểm soát các yếu tố đầu vào hoặc cơ sở hạ tầng thiết yếu mà các doanh nghiệp khác cũng cần có để cạnh tranh. Các
biện pháp bao gồm: cho phép các doanh nghiệp khác tiếp cận các yếu tố đầu vào thiết yếu và quản lýgiá, điều khoản và điều kiện tiếp cận.
+ Các biện pháp nhằm thay đổi hành vi của người mua để khuyến khích cạnh tranh. Những biện pháp này có thể bao gồm việc cung cấp thông tin cho người mua và tạo điều kiện dễ dàngngườicho mua có thể chủn đổi nhà cung cấp, ví dụ như, u cầu quá trình đấu thầu mở.
-Kiểm sốt kết quả:Nhóm giải pháp này ngăn chặn tác đợng phản cạnh tranh
thông qua các biện pháp kiểm soát trực tiếp hệ quả của vụ việc TTKT như ấn định mức giá trần, buộc phải ký cam kết cung cấp các yếu tố đầu vào thiết yếu…
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, một số biện pháp về mặt hành vi nêu trên đã được quy định trong luật cạnh tranh liên quan tới việc điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường. Do đó, nhiều quốc gia khơng đưa các biện pháp đó vào gói biện pháp khắc phục. Một số quốc gia khác vẫn đưa các biện pháp đó vào gói biện pháp khắc phục nhằm giúp cho việc thực thi trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt đối với các hệ thống pháp luật cạnh tranh đòi hỏi phải chứng minh vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp trên thị trường liên quan.