b) Tác động kết hợp
1.3.7 Quy định về điều tra, xử lý vi phạm trong kiểm soát TTKT
Hoạt động kiểm soát TTKT không chỉ dừng lại ở giai đoạn “tiền kiểm” mà cịn bao gồm cả quá trình “hậu kiểm”. Thơng thường, giai đoạn này nằm trong quá trình tố tụng cạnh tranh.
Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định về TTKT (không thông báo TTKT, thực hiện TTKT thuộc trường hợp bị cấm, cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ tiến hành điều tra vụ việc. Trường hợp kết ḷn có vi phạm về TTKT thì các vi phạm này sẽ bị xử lý bởi các biện pháp chế tài hành chính, trong đó bao gồm hình phạt chính và các hình phạt bổ sung.
Ngoài ra, các doanh nghiệp vi phạm buộc phải chấm dứt hành vi TTKT, thông thường là các hành vi TTKT chuẩn bị tiến hành hoặc đang tiến hành. Thậm chí, các doanh nghiệp vi phạm ḅc phải khắc phục tình trạng vi phạm đã gây ra cho cấu trúc thị trường như tái cơ cấu, buộc trở về tình trạng đầu. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm việc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; chia tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh
nghiệp đã mua. Các biện pháp khắc phục loại này là rất quan trọng, vì chúng sẽ giúp loại bỏ yếu tố tiêu cực, dẫn đến khơng cịn khả năng gây hạn chế cạnh tranh nữa.
Tiểu kết chương 1
Như vậy, qua nghiên cứu cơ sở lý luận và các quy định chung của các nước về pháp luật kiểm soát TTKT, ta thấy pháp luật kiểm soát TTKT có các đặc điểm chủ yếu sau:
-Pháp luật kiểm soát TTKT là lĩnh vực pháp luật cơng, mang tính quyền lực nhà nước được thiết lập ra nhằm điều chỉnh các hoạt động kiểm soát tập trung quyền lực thị trường với mục tiêu duy trì và bảo vệ cạnh tranh trên thị trường. Pháp luật kiểm soát TTKT bao gồm cả luật nội dung là các quy định cấm và các quy định hướng dẫn xác định thị trường liên quan, thị phần, các quy định tiêu chí đánh giá tác đợng và ḷt hình thức là các quy định về trình tự, thủ tục xem xét, thẩm định, điều tra, xử lý vụ việc.
- Hoạt động kiểm soát TTKT bao gồm mợt quy trình gồm nhiều cơng đoạn với nợi dung là sự phối hợp của các hoạt động như phân tích, đánh giá tác đợng và thực hiện các qút định có tính hành chính. Cơ chế kiểm soát TTKT như vậy cần thiết phải đảm bảo của hai thành tố quan trọng: (i) Về mặt pháp lý, cơ chế phải được vận hành trên cơ sở các quy định pháp luật về hình thức, phạm vi kiểm soát TTKT và xác định ngưỡng kiểm soát TTKT; (ii) Về mặt thể chế, các quy định này cần phải được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh có chức năng kiểm soát TTKT với nhiệm vụ trọng tâm là tiếp nhận và đánh giá tác động kinh tế của vụ TTKT cũng như thực hiện các vấn đề liên quan đến thủ tục thông báo TTKT.
- Kiểm soát TTKT mặc dù là mợt hình thức kiểm soát của Nhà nước nhưng khơng ảnh hưởng đến quyền tự chủ trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Các quy định pháp luật về kiểm soát đối với hoạt đợng TTKT khơng phải nhằm mục đích ngăn cấm hoặc cản trở nó trong hoạt đợng thị trường, đồng thời quyền tự chủ của doanh nghiệp cũng phải được thực hiện trên cơ sở sự điều tiết của pháp luật. Việc kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp, về bản chất là giúp đảm bảo cho thị trường và sự cạnh tranh diễn ra công bằng, lành mạnh, loại trừ những tác động
xấu đến cạnh tranh của các doanh nghiệp. Như vậy, pháp ḷt kiểm soát TTKT khơng có bản chất cấm đoán hoặc mang nặng tính chất cơng quyền, áp đặt mà trái lại, đây là các quy định pháp luật đi song hành và tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền tự chủ trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Các quy định pháp luật về kiểm soát TTKT là điều kiện thuận lợi cho việc các doanh nghiệp thực hiện quyền tự chủ trong kinh doanh của mình. Bên cạnh việc đánh giá tác động đến thị trường của cơ quan quản lý cạnh tranh, các hoạt động kiểm soát TTKT vẫn đảm bảo sự tự chủ của doanh nghiệp và dựa trên cơ sở tương tác với cơ quan quản lý cạnh tranh, bao gồm việc thơng báo TTKT, tính toán thị phần, doanh thu, doanh số, thực hiện các biện pháp tái cơ cấu, khắc phục hậu quả của vụ việc TTKT…
Việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và các quy định chung của các nước về pháp luật kiểm soát TTKT cũng là những căn cứ khoa học để xem xét, đối chiếu với các quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam, để từ đó có những so sánh, đánh giá những mặt tích cực, hạn chế của Luật Cạnh tranh Việt Nam.
Chương 2