b) Tác động kết hợp
2.2.2. Quy định về tập trung kinh tế bị cấm và các ngưỡng gây hạn chế cạnh tranh của tập trung kinh tế
tranh của tập trung kinh tế
*Luật Cạnh tranh năm 2004
Luật Cạnh tranh năm 2004 sử dụng thị phần làm cơ sở phân loại nhóm TTKT và là tiêu chí duy nhất để xác định cách thức xử lý. Theo đó, Điều 18 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định: “Cấm TTKT nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp
tham gia TTKT chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện TTKT vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, theo quan điểm của Luật Cạnh tranh năm 2004, những trường hợp TTKT mà thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia chiếm trên 50% trên thị trường liên quan ln làm hạn chế cạnh tranh. Theo đó, việc TTKT đã hình thành mợt doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp nắm giữ đa số thị phần trên thị trường liên quan và làm cho các doanh nghiệp còn lại chỉ là thiểu số trên thị trường. Điều này cho thấy sự thay đổi cơ bản, đột ngột trong tương quan cạnh tranh và cấu trúc cạnh tranh trên thị trường. Do đó, những trường hợp trên luôn bị coi là làm giảm, làm cản trở và sai lệch cạnh tranh một cách đáng kể. Tuy nhiên, một khi khẳng định
thị phần kết hợp của các doanh nghiệp chỉ ở mức 50% trở xuống thì cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ trả lời trường hợp đó khơng bị cấm. Nói cách khác, thủ tục thơng báo đơn giản chỉ là quá trình xác định lại mợt cách chính xác về thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia TTKT mà chưa là quá trình đánh giá tác đợng của TTKT đến thị trường ở nhiều phương diện.
Cách tiếp cận này là một trong những bất cập lớn của Luật Cạnh tranh 2004, làm cho công tác kiểm soát TTKT chưa thực sự hiệu quả bởi những lý do sau đây:
Thứ nhất, về bản chất, đánh giá tác động của việc TTKT đến thị trường luôn
hướng về tương lai. Khi tiến hành thủ tục thông báo (trước khi tiến hành TTKT), hậu quả hạn chế cạnh tranh chưa thực sự xảy ra. Các số liệu chứng minh về thị phần chỉ phản ánh năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp tham gia trong quá khứ hoặc ở hiện tại. Nếu chỉ dựa vào chúng để đánh giá tác động của TTKT đến tương lai của thị trường cạnh tranh có nghĩa là chúng ta đang đặt thị trường trong trạng thái tĩnh. Trong sự vận động không ngừng của thị trường, nhiều khi sự kiện sáp nhập, mua lại, liên doanh… giữa các doanh nghiệp là nguyên nhân tạo nên những biến động về thị phần trên thị trường mợt cách nhanh chóng (doanh nghiệp sau khi TTKT không cần thực hiện bất cứ chiến lược cạnh tranh nào mà có thể tăng được thị phần ở một mức độ nhất định). Thế nên, trong nhiều trường hợp, thị phần kết hợp của doanh nghiệp gần đạt đến mức bị cấm mặc nhiên, song tác động của sự kiện TTKT đã làm cho chúng phát triển đến hoặc vượt qua ngưỡng bị cấm. Như vậy, mức thị phần kết hợp ở hiện tại chưa đủ để chứng minh về tác hại chắc chắn trong tương lai gần của việc TTKT.
Thứ hai, trong lý thuyết cạnh tranh, khả năng hạn chế cạnh tranh một cách
đáng kể của TTKT không chỉ là việc làm thay đổi cơ cấu cạnh tranh của thị trường mà còn là khả năng tăng cường quyền lực thị trường để thực hiện hành vi phản cạnh tranh trong tương lai. Thế nên, đặt trong bối cảnh nhất định, việc TTKT cũng có thể bị coi là nguy hại cho thị trường cạnh tranh nếu đem lại cho doanh nghiệp khả năng chi phối thị trường và tiềm năng thực hiện hành vi phản cạnh tranh cho dù mức thị phần kết hợp hiện tại chưa đủ để bị cấm mặc nhiên. Xét trong bối cảnh lịch sử, tại thời điểm ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004 thì quy định cấm này có thể có tính
hợp lý nhất định, nhưng với sự vận động của nền kinh tế cũng như qua kinh nghiệm thực thi của cơ quan cạnh tranh, quy định này đã khơng cịn phù hợp.
Ngoài ra, việc sử dụng yếu tố thị phần kết hợp làm căn cứ để kiểm soát TTKT cho thấy Luật Cạnh tranh năm 2004 chỉ kiểm soát các trường hợp TTKT theo chiều ngang. Vì vậy, việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp khơng cùng thị trường liên quan thì không chịu sự kiểm soát của Luật Cạnh tranh năm 2004.
*Luật Cạnh tranh năm 2018
Khắc phục bất cập nêu trên của Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Cạnh tranh năm 2018 được sửa đổi theo hướng tiếp cận hoàn toàn mới, dựa trên bản chất gây tác đợng hoặc có thể gây tác đợng hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của giao dịch tập trung kinh tế. Theo đó, Ḷt khơng quy định cấm TTKT một cách cứng nhắc dựa trên mức thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia TTKT chiếm trên 50% trên thị trường liên quan như trong Luật Cạnh tranh năm 2004 mà thay vào đó chỉ quy định cấm doanh nghiệp thực hiện TTKT gây tác đợng hoặc có khả năng gây tác đợng hạn chế cạnh tranh mợt cách đáng kể trên thị trường, cụ thể Điều 30 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định: “Tập trung kinh tế bị cấm: Doanh nghiệp
thực hiện TTKT gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam”.
Với quy định như vậy, Luật đã thể hiện được quan điểm tiến bộ là luôn tôn trọng và cho phép doanh nghiệp được quyền thông qua hoạt động TTKT để phát triển kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Nhà nước thực hiện quyền kiểm soát bằng pháp luật để đảm bảo việc TTKT không gây tác động tiêu cực tới môi trường cạnh tranh và chỉ can thiệp trong trường hợp việc TTKT có nguy cơ gây tổn hại cho môi trường cạnh tranh.
Việc đánh giá tác động của vụ việc TTKT theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018 dựa trên đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đánh kế của việc TTKT và đánh giá tác đợng tích cực của việc TTKT. Trong đó, theo giải trình của cơ quan soạn thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi), các quy định về việc cho hưởng miễn trừ đối với TTKT theo quy định của Luật
Cạnh tranh năm 2004 đã được lồng ghép trong quá trình đánh giá tác đợng tích cực của việc TTKT, do đó thủ tục xin hưởng miễn trừ đối với TTKT bị cấm quy định trong Luật Cạnh tranh 2004 cũng được bãi bỏ, không quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2018. Quy định này góp phần cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ quy định về kiểm soát TTKT của pháp luật cạnh tranh.
2.2.3. Quy định về thủ tục thông báo tập trung kinh tế * Luật Cạnh tranh năm 2004