Quy định về thủ tục thông báo tập trung kinh tế * Luật Cạnh tranh năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 48)

b) Tác động kết hợp

2.2.3. Quy định về thủ tục thông báo tập trung kinh tế * Luật Cạnh tranh năm

Cơ chế thông báo TTKT theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004 bao gồm các quy định về trường hợp phải thông báo TTKT, hồ sơ thông báo TTKT, cơ quan thụ lý và thời hạn trả lời thông báo TTKT.

Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan có nghĩa vụ thơng báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế, trừ trường hợp các doanh nghiệp tham gia TTKT có thị phần thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện TTKT vẫn thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hồ sơ thông báo TTKT do doanh nghiệp chuẩn bị theo quy định tại Điều 21 của Luật bao gồm các giấy tờ về đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính, danh sách đơn vị phụ thuộc, danh mục hàng hoá, dịch vụ, báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất trước khi thực hiện TTKT và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ.

Cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện kiểm soát TTKT bằng việc thụ lý hồ sơ thông báo và trả lời thông báo tập trung kinh tế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, có thể gia hạn trong những trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp theo qút định của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh không quá 02 lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Kết thúc thời hạn nêu trên, cơ quan quản lý cạnh tranh phải xác định TTKT thuộc một trong hai trường hợp sau và trả lời cho doanh nghiệp: (i) TTKT không thuộc trường hợp bị cấm; hoặc (ii) TTKT bị cấm theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp TTKT thuộc trường hợp bị cấm, cơ quan quản lý cạnh tranh phải nêu rõ lý do cấm trong văn bản trả lời.

Ngoài ra, quan hệ giữa thủ tục thông báo và các thủ tục khác có liên quan đến tập trung kinh tế cũng được quy định cụ thể. Tùy từng hình thức TTKT mà các doanh nghiệp tham gia có thể phải thực hiện các thủ tục khác nếu được tiến hành tập trung kinh tế. Đối với hình thức sáp nhập, hợp nhất, doanh nghiệp phải thực hiện thêm thủ tục tổ chức lại theo pháp luật về doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần,…; hình thức liên doanh cần thực hiện việc đăng ký kinh doanh hoặc thủ tục đăng ký đầu tư, thẩm tra đầu tư để thành lập doanh nghiệp mới theo pháp luật về doanh nghiệp hoặc luật đầu tư. Về thời gian giữa thủ tục thơng báo theo Ḷt Cạnh tranh và các thủ tục có liên quan nói trên, thủ tục thơng báo phải được thực hiện trước. Các doanh nghiệp chỉ được các thủ tục khác sau khi cơ quan quản lý cạnh tranh trả lời bằng văn bản khẳng định việc TTKT không thuộc trường hợp bị cấm.

Cơ chế thông báo TTKT nêu trên của Luật Cạnh tranh năm 2004 được quy định khá đơn giản và tồn tại những bất cập sau:

- Luật đưa ra tiêu chí thơng báo TTKT dựa trên “thị phần kết hợp trên thị trường liên quan”. Quy định này tương tự quy định về tiêu chí cấm TTKT, chỉ kiểm soát hoạt đợng TTKT theo chiều ngang, do đó, có thể bỏ sót các trường hợp TTKT theo chiều dọc hoặc hỗn hợp có tiềm ẩn khả năng gây tác đợng hạn chế cạnh tranh đến thị trường. Việc chỉ sử dụng mợt tiêu chí “thị phần kết hợp” trong thơng báo TTKT cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc xác định thị trường liên quan để tính thị phần kết hợp trên thị trường liên quan đó. Việc xác định thị trường liên quan là một việc rất phức tạp, địi hỏi doanh nghiệp phải có hiểu biết về thị trường, quy định của pháp luật cạnh tranh về phương pháp xác định thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.

- Luật không quy định rõ ràng về cơ chế kiểm soát TTKT của cơ quan quản lý cạnh tranh mà chỉ quy định cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý và trả lời cho doanh nghiệp TTKT cho bị cấm hay khơng. Điều này có nghĩa cơ quan quản lý cạnh tranh tiến hành xác định thị phần của doanh nghiệp thuộc ngưỡng nào trên thị trường liên quan và trả lời mà khơng có vai trị xem xét tác đợng của TTKT đó đến thị trường.

* Luật Cạnh tranh năm 2018

Điều 33 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định tiêu chí thơng báo tập trung kinh tế bao gồm: (i) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế; (ii) Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế; (iii) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế; (iv) Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

Như vậy, ngoài tiêu chí thị phần kết hợp đã được quy định tại Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Cạnh tranh năm 2018 bổ sung thêm ba (03) tiêu chí khác gồm tổng tài sản, tổng doanh thu và giá trị giao dịch để xác định ngưỡng thơng báo TTKT. Việc bổ sung thêm tiêu chí thơng báo TTKT đã khắc phục được bất cập của Luật Cạnh tranh năm 2004, cụ thể:

Một là, Luật Cạnh tranh năm 2018 không chỉ điều chỉnh TTKT theo chiều ngang (theo tiêu chí thị phần kết hợp) mà kiểm soát cả các hành vi TTKT theo chiều dọc và hỗn hợp.

Hai là, việc mở rợng thêm tiêu chí thơng báo TTKT tạo điều kiện cho doanh

nghiệp dễ dàng xác định được nghĩa vụ thực hiện thơng báo TTKT bởi tiêu chí tổng tài sản, tổng doanh thu và giá trị giao dịch là những tiêu chí mang tính định lượng rõ ràng và khơng khó để tính toán.

Hiện nay các quy định cụ thể về ngưỡng thơng báo đang được Chính phủ quy định chi tiết trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)