Khái quát các quy định của pháp luật về tập trung kinh tế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 40)

b) Tác động kết hợp

2.1. Khái quát các quy định của pháp luật về tập trung kinh tế tại Việt Nam

Trước khi Luật Cạnh tranh 2004 ra đời, Luật Công ty năm 1990 ghi nhận quyền quyết định việc sáp nhập công ty TNHH của các thành viên, quyền chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần của thành viên công ty TNHH và công ty cổ phần; Điều 20 Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 1995 quy định việc sáp nhập là một trong những giải pháp tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước. Tương tự, Điều 44 Luật Hợp tác xã năm 1997 ghi nhận quyền hợp nhất các hợp tác xã với nhau. Tuy nhiên, các quy định kể trên đơn giản là việc ghi nhận các quyền cơ bản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc thành viên của công ty. Ngay cả thủ tục để thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất chưa được quy định cụ thể.

Luật Doanh nghiệp năm 1999 thay thế Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty năm 1990 ghi nhận khá đầy đủ về các giải pháp tổ chức lại cơng ty, trong đó có hai giải pháp liên quan trực tiếp đến TTKT là sáp nhập và hợp nhất công ty; ngoài ra các quy định về chuyển nhượng vốn, mua bán cổ phần, phát hành cổ phần, cổ phiếu được quy định chi tiết và chặt chẽ hơn so với hai đạo luật mà nó kế thừa. Ngoài Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định và xây dựng lợ trình, thủ tục thực hiện các biện pháp tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu đối với công ty nhà nước gắn liền với TTKT như sáp nhập, hợp nhất, khoán, cho thuê, bán toàn bộ hoặc một phần công ty nhà nước.

Đặc trưng của giai đoạn này là pháp luật chưa nhìn nhận việc sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng vốn góp, mua bán cổ phần và liên doanh thành lập doanh nghiệp từ góc đợ cạnh tranh. Các chế định trong các văn bản pháp luật nói trên chỉ giải quyết vai trò quản lý nhà nước về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và ghi nhận cũng như bảo đảm cho quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp mà chưa đề cập đến nhiệm vụ quản lý, duy trì mơi trường cạnh tranh lành mạnh, an toàn cho nền kinh tế. Nói cách khác, trong giai đoạn này, pháp luật thiên về tổ chức doanh nghiệp, về việc thực thi quyền đầu tư, quyền sở hữu trong doanh nghiệp. Các vấn

đề nói trên chưa được giải quyết bởi pháp luật cạnh tranh. Có thể lý giải tình trạng trên từ nhiều nguyên nhân khác nhau song cơ bản có lẽ từ nhiệm vụ cơ bản của pháp luật kinh tế trong giai đoạn này là xây dựng các thiết chế cơ bản để hình thành thị trường, nhiều lĩnh vực pháp luật của thị trường hiện đại chưa được tiếp nhận và xây dựng tại Việt Nam, trong đó có pháp luật cạnh tranh mà cụ thể là chế định về tập trung kinh tế.

Bối cảnh kinh tế của Việt Nam tại thời điểm này, đang trong quá trình chủn đổi và là mợt nước có nền kinh tế đang phát triển, quy luật tất ́u và địi hỏi nợi tại của nền kinh tế là quá trình “tích tụ kinh tế” như là nền tảng cho sự tăng trưởng. Mặt khác, thực tiễn đã cho thấy việc gia tăng sự xuất hiện của các tập đoàn đa quốc gia (TNC) tại Việt Nam là hệ quả của quá trình hợi nhập ngày một sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới sẽ khiến cho các hoạt đợng TTKT ở quy mơ có khả năng chi phối thị trường xuất hiện trong tương lai ngày càng nhiều. Chính vì vậy, xuất phát từ sự cần thiết phải kiểm soát các hoạt đợng TTKT để tránh tình trạng hình thành các doanh nghiệp lớn có sức mạnh khống chế thị trường, khung pháp lý cho phép các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát hoạt đợng TTKT là mợt địi hỏi cấp thiết từ cả thực tiễn khách quan và chủ quan.

Luật Cạnh tranh năm 2004 là văn bản đầu tiên quy định một cách toàn diện các vấn đề về cạnh tranh và chính thức đặt các vấn đề về sáp nhập hợp nhất, chuyển nhượng vốn, cổ phần, tài sản và liên doanh dưới góc đợ của việc bảo vệ thị trường cạnh tranh. Các nguyên tắc mà Luật Cạnh tranh quy định đã có những ảnh hưởng nhất định đến các lĩnh vực pháp luật khác như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán…. Cụ thể là, ngoài những quy định về thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh, tổ chức quản lý, hoạt động và tổ chức lại doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp năm 2005 (thay thế Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003) đã tiếp thu các nguyên tắc kiểm soát sáp nhập hợp nhất của Luật Cạnh tranh; Luật Đầu tư ghi nhận các hình thức đầu tư có liên quan đến TTKT như mua chi nhánh, mua công ty…. Như vậy, các quy định về TTKT là tương đối đồng bộ và nhất quán trong các văn bản pháp luật liên quan.

Ngày 12 tháng 6 năm 2018, Ḷt Cạnh tranh (sửa đổi) được Quốc hợi khóa XIV thơng qua tại kỳ họp thứ 5 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2019. So với Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Cạnh tranh năm 2018 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng về kiểm soát tập trung kinh tế.

Cách tiếp cận của Luật Cạnh tranh năm 2004 chủ ́u nhìn nhận sức mạnh của mợt doanh nghiệp trên thị trường ở góc đợ thị phần mà chưa đi vào bản chất. Đây có thể xem là cách tiếp cận “cứng” và không thực tế bởi lẽ việc đánh giá và cấm TTKT chỉ dựa trên tiêu chí thị phần khơng phản ánh đầy đủ, chính xác thực tế thị trường và mức độ tác động của vụ việc đến môi trường cạnh tranh, dẫn tới bỏ sót những trường hợp có khả năng tác động tiêu cực đến cạnh tranh hoặc ngược lại, quy định cấm những trường hợp trên thực tế không gây ra tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể.

Ngoài ra, việc chỉ sử dụng tiêu chí thị phần trên thị trường liên quan cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định nghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế. Trên thực tế các doanh nghiệp chỉ có thể biết và chịu trách nhiệm về doanh thu, doanh số của mình mà khơng thể biết doanh thu, doanh số chính xác của đối thủ cạnh tranh, do vậy, họ khơng thể tự xác định thị phần của mình trên thị trường liên quan nên khó có thể biết mình có tḥc trường hợp bị cấm hoặc phải thơng báo TTKT hay khơng.

Chính vì vậy, với mục tiêu khắc phục những hạn chế của Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Cạnh tranh năm 2018 đã thay đổi cách thức tiếp cận kiểm soát TTKT theo hướng trao quyền cho cơ quan cạnh tranh trong việc đánh giá tác động cạnh tranh của việc TTKT và tăng cường sự chủ động của doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan cạnh tranh và mở rộng các yếu tố đánh giá một vụ việc tập trung kinh tế. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, bổ sung quy định các tiêu chí để doanh nghiệp có thể tự xác định

giao dịch có tḥc trường hợp phải thơng báo hay khơng, bao gồm: tổng tài sản, tổng doanh thu, giá trị giao dịch TTKT trên thị trường Việt Nam.

Thứ hai, lược bỏ quy định về cấm TTKT khi thị phần kết hợp của các doanh

luôn quy định về trường hợp miễn trừ cấm tập trung kinh tế); thay vào đó, chỉ quy định cấm các hành vi TTKT “gây tác đợng hoặc có khả năng gây tác đợng hạn chế cạnh tranh mợt cách đáng kể trên thị trường Việt Nam”.

Thứ ba, bổ sung các quy định mang tính cốt lõi liên quan đến đánh giá tác

động hạn chế cạnh tranh, xác định sức mạnh thị trường đáng kể nhằm đảm bảo nguyên tắc tư duy kinh tế khi đánh giá sức mạnh thị trường của doanh nghiệp/nhóm doanh nghiệp.

Thứ tư, quy định rợng hơn về vấn đề tập trung kinh tế. Theo đó, thơng qua việc

thay đổi ngưỡng thông báo TTKT và thay đổi tiêu chí đánh giá, thẩm định tập trung kinh tế, dự thảo Luật đã mở rộng phạm vi kiểm soát bao gồm cả những giao dịch TTKT theo chiều dọc và hỗn hợp thay vì chỉ kiểm soát các giao dịch theo chiều ngang như trước đây. Thời gian tối thiểu kể từ ngày nộp hồ sơ thông báo TTKT đến khi được phép thực hiện việc tập trung kinh tế, theo Luật Cạnh tranh năm 2004 là 52 ngày, còn theo Luật Cạnh tranh năm 2018 con số đó lên đến 127 ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)