Một số vụ việc tập trung kinh tế thuộc diện kiểm soát theo quy định của Luật Cạnh tranh năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 66)

b) Tác động kết hợp

2.3.2 Một số vụ việc tập trung kinh tế thuộc diện kiểm soát theo quy định của Luật Cạnh tranh năm

của Luật Cạnh tranh năm 2004

Các vụ việc dưới đây được tác giả nghiên cứu theo Hồ sơ vụ việc do Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thụ lý và giải quyết thuộc diện kiểm soát TTKT theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004.

*Vụ việc Suntory mua cổ phần chi phối của công ty thuộc Pepsico (năm 2012)

Công ty Suntory Beverage (SBF) và Công ty Food Asia Pte.Ltd (SBFA) là hai công ty hoạt động ở nước ngoài (Hà Lan và Singapore) đã mua lại 51% cổ phần

trong Công ty PepsiCo Global Investment II B.V (PGI II)- công ty con của Linkbay, trực thuộc tập đoàn Pepsi Co. Tập đoàn Suntory Holdings Limited sở hữu hai công ty con là SBF và SBFA, tập đoàn này tiến hành giao dịch ở nước ngoài với PepsiCo để mua 51% cổ phần của PGI.

Đây là giao dịch của hai tập đoàn diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, PGI II là cơng ty nắm giữ 100% vốn góp của Cơng ty PepsiCo Việt Nam (PIVC), công ty này hoạt động kinh doanh thực phẩm và nước giải khát của PepsiCo tại Việt Nam. Như vậy là PepsiCo có cơng ty con tại Việt Nam, tức là có hoạt đợng kinh doanh tại Việt Nam. Sau khi thương vụ mua bán được hoàn tất, PIVC sẽ tách hoạt động kinh doanh thực phẩm để một công ty thực phẩm khác điều hành, PIVC chỉ hoạt động trong lĩnh vực nước giải khát.

Mặc dù Suntory khơng có hiện diện thương mại tại Việt Nam nhưng sản phẩm đồ uống của doanh nghiệp này vẫn có mặt và được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam (được nhập khẩu và phân phối vào thị trường Việt Nam).

Vụ việc trên thuộc trường hợp mua lại theo quy định của pháp luật cạnh tranh (Điều 16, Luật Cạnh tranh 2004; Điều 34 Nghị định 116/NĐ-CP). Thị trường liên quan là thị trường nước giải khát trên phạm vi toàn quốc. Thị phần kết hợp của hai doanh nghiệp trong khoảng 30%-50% trên thị trường liên quan. Do đó, giao dịch tḥc trường hợp phải thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế nhưng không thuộc trường hợp bị cấm.

Như vậy, đây là một vụ việc TTKT theo chiều ngang giữa hai đối thủ trên cùng thị trường liên quan và có yếu tố xuyên biên giới. Sau khi Suntory mua lại 51% cổ phần của Pepsico, PIVC vẫn là doanh nghiệp có vị trí dẫn đầu thị trường với cơ cấu sở hữu vốn PepsiCo chiếm 49% cổ phần và Suntory chiếm 51% cổ phần. Theo đánh giá của cơ quan quản lý cạnh tranh, giao dịch TTKT trên khơng có tác đợng làm thay đổi cấu trúc thị trường, vì vậy giao dịch khơng tiềm ẩn nguy cơ gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường.

*Vụ việc Abbott mua lại CFR (năm 2014)

Positron Limited Ltd (một doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp ḷt Ytalia), khơng có hoạt đợng tại Việt Nam đã bán lại CFR

PHARMACEUTICALS S.A., (được thành lập và hoạt động theo pháp luật Chi Lê – là công ty con trực thuộc Positrion) có hoạt đợng tại Việt Nam thơng qua các văn phịng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nợi và cơng ty con (Công ty cổ phần XNK Dược phẩm Domesco) cho Abbott Investments Luxembourg S.A.R.L. (được thành lập và hoạt đợng theo pháp ḷt Luxembourg) có hoạt đợng tại Việt Nam thơng qua văn phịng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nợi và cơng ty con (Cơng ty TNHH Dinh dưỡng 3A Việt Nam).

Đây là vụ việc TTKT theo hình thức mua lại doanh nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004.

Đối với trường hợp này, thị trường liên quan được xác định là các thị trường dược phẩm phân theo hoạt chất (mỗi hoạt chất là một thị trường liên quan) trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó thị phần kết hợp của các hoạt chất Betaserc và Duphaston tḥc ngưỡng 30-50%. Do đó, căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Cạnh tranh, việc TTKT của các bên nêu trên không thuộc trường hợp bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh.

*Vụ việc xin hưởng miễn trừ của BankNetVN và Smartlink (năm 2014)

Công ty cổ phần Chủn mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn) và Cơng ty cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink (Smartlink) là hai doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trung gian thanh toán ngân hàng, đã nộp hồ sơ xin hưởng miễn trừ đối với TTKT bị cấm tới cơ quan quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương. Giao dịch TTKT của hai doanh nghiệp thuộc trường hợp sáp nhập doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Cạnh tranh, theo đó Smartlink sẽ sáp nhập vào Banknetvn. Thị phần kết hợp của các bên trên thị trường liên quan là 100%. Do đó, trường hợp TTKT này bị cấm theo quy định tại Điều 18 Luật Cạnh tranh.

Trường hợp TTKT này đáp ứng các điều kiện “có tác dụng góp phần phát

triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ” quy định tại 19 Luật Cạnh tranh

2004, cụ thể:

Việc sáp nhập hai Công ty là phương án được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn để thực hiện chủ trương xây dựng một Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất

Chính phủ phát triển thanh toán khơng dùng tiền mặt, tăng hiệu quả quản lý nền kinh tế của các cơ quan quản lý thông qua kênh thanh toán, đáp ứng nguyên tắc minh bạch hóa trong bối cảnh hợi nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Phương án này cũng đáp ứng được mục tiêu xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, với một thương hiệu thống nhất, kết nối các hệ thống thanh

toán thẻ của các tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ và các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất, tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ và tiềm lực tài chính hạn chế có thể tham gia vào thị trường thẻ, đồng thời giảm gánh nặng đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các ngân hàng lớn.

Về tiến bộ kỹ thuật, công nghệ

Công ty sau sáp nhập sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến, mơ hình trung tâm xử lý thanh toán bù trừ tự động giá trị thấp và sẽ thực hiện đánh giá và hợp chuẩn cho các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ thông tin nước ngoài khi muốn kết nối với Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, đảm bảo an ninh tiền tệ của Nhà nước. Hơn nữa, công ty sau sáp nhập sẽ chuyển đổi sang cơng nghệ thẻ chip thanh tốn sử dụng tiêu chuẩn EMV tại Việt Nam.

Với việc đáp ứng các điều kiện cho hưởng miễn trừ nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 2327/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2014 cho hưởng miễn trừ đối với hai doanh nghiệp theo hình thức sáp nhập doanh nghiệp kèm theo các điều kiện cụ thể.

*Vụ việc tập đoàn Central mua lại hệ thống siêu thị BigC (năm 2016)

Tập đoàn Central Thái Lan mua quyền sở hữu phần vốn góp của Tập đoàn Casino Pháp để sở hữu chuỗi siêu thị Big C tại Việt Nam theo hình thức mua lại doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004. Thị trường sản phẩm liên quan được xác định là thị trường bán lẻ trong siêu thị, thị trường địa lý liên quan là thị trường bán lẻ trong siêu thị tại các khu vực tỉnh, thành phố nơi có siêu thị Big C hoạt đợng. Kết quả thẩm định cho thấy, tại một số thị trường liên quan nhất định (một số tỉnh, thành phố), thị phần kết hợp của các bên khá cao. Về lâu dài, vụ việc có tiềm ẩn một số vấn đề quan ngại về cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt trong bối cảnh số lượng các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài có sức mạnh

thị trường ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Tuy nhiên, thị phần kết hợp của các bên trên các thị trường bán lẻ trong siêu thị không thuộc ngưỡng bị cấm (dưới 50%) do đó vụ việc khơng bị cấm thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam.

* Vụ việc Boehringer mua lại toàn bộ mảng kinh doanh thuốc thú y của Sanofi SA (năm 2016)

Boehringer Ingelhem International BMBH (Boehringer) (một doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật CHLB Đức) mua lại toàn bộ mảng kinh doanh thuốc thú y trên toàn cầu của Sanofi SA (thành lập và hoạt động theo pháp ḷt Cợng hịa Pháp). Tại Việt Nam, Boehringer có hiện diện thương mại là Cơng ty TNHH Thuốc Thú y Boehringer Ilgelheim Việt Nam (công ty con của Boehringer); Sanofi SA khơng có hiện diện thương mại tại Việt Nam nhưng sản phẩm của Sanofi SA được phân phối vào Việt Nam thông qua hệ thống doanh nghiệp và đối tác của Merial Asia Pte., Ltd (một công ty được thành lập và hoạt động theo pháp luật Singapore, là công ty con thuộc sở hữu của Sanofi SA).

Giao dịch TTKT thuộc trường hợp mua lại doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh. Thị trường liên quan của vụ việc được xác định là thị trường của từng loại vắc-xin mà các bên sản xuất và phân phối (tương tự thị trường dược phẩm, mỗi loại vắc-xin mợt thị trường). Trong đó, vụ việc có mợt thị trường liên quan có mức thị phần kết hợp chiếm trên 50% trên thị trường Việt Nam, thuộc ngưỡng TTKT bị cấm. Tuy nhiên, bên mua đã cam kết với cơ quan cạnh tranh nước sở tại về việc bán lại mảng sản xuất và kinh doanh dịng sản phẩm này cho doanh nghiệp khác. Mợt thị trường liên quan khác của vụ việc có thị phần kết hợp tḥc trường hợp thông báo TTKT theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật Cạnh tranh (từ 30% - 50%), thấp dưới ngưỡng 50%. Do đó, tập trung kinh tế trên thị trường này không thuộc trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 18 Luật Cạnh tranh.

Về tác động của giao dịch TTKT: Các sản phẩm vắc-xin của các doanh nghiệp đều là những dòng sản phẩm Việt Nam chưa sản xuất được nên phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. Việc chiếm thị phần lớn nguồn cung vắc –xin từ hai doanh nghiệp này gần như không tác động đến cạnh tranh trên thị trường, ngược lại có tác đợng tích cực tới cơng tác phòng chống bệnh dịch cho gia súc gia cầm. Tại

Việt Nam, một số loại bệnh dịch tḥc chương trình phịng bệnh Quốc gia của Chính phủ như bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh..., giá các loại vắc-xin trong chương trình phịng bệnh quốc gia được thực hiện thông qua đấu thầu. Hơn nữa, vắc-xin là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được quản lý chặt chẽ bởi Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và pháp triển nông thôn, đặc biệt khi nhập khẩu các doanh nghiệp phải xin visa cho từng lô hàng cụ thể.

*Vụ việc Thế giới di động mua lại Thế giới số Trần Anh (năm 2017)

Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động (Thế giới di động) mua lại Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh (Trần Anh). Sau giao dịch mua lại, Thế giới di động sẽ trở thành công ty mẹ của Trần Anh để trực tiếp quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Trần Anh. TTKT giữa Thế giới di động và Trần Anh là hành vi TTKT theo hình thức mua lại doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 16 và Khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh. Thị trường liên quan được xác định gồm: thị trường bán lẻ chuyên doanh sản phẩm điện máy gia dụng trên toàn quốc và thị trường bán lẻ chuyên doanh sản phẩm công nghệ thông tin trên toàn quốc.

TTKT mua lại doanh nghiệp giữa Thế giới di động và Trần Anh đã tác động tới cấu trúc thị trường dịch vụ bán lẻ chuyên doanh các sản phẩm điện máy và công nghệ thông tin theo hướng giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường (từ chỗ là đối thủ cạnh tranh của nhau, sau khi thực hiện hoạt động TTKT, Trần Anh sẽ trở thành công ty con của Thế giới di động). Giao dịch cũng làm gia tăng sức mạnh thị trường của Thế giới di động sau TTKT. Tuy nhiên, mức độ gia tăng sức mạnh không đáng kể do Thế giới di động trước và sau TTKT đều là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường bán lẻ chuyên doanh sản phẩm công nghệ thông tin (chiếm >30%).

Thị phần kết hợp của các bên trên thị trường liên quan của vụ việc được xác định chiếm dưới 50% trên thị trường liên quan, do đó, khơng tḥc trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 18 Luật Cạnh tranh năm 2004. Các doanh nghiệp tham gia TTKT được tiến hành thủ tục TTKT tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

*Một số đánh giá về thực trạng kiểm soát TTKT tại Việt Nam.

Như vậy, trong 14 năm thực thi quy định về kiểm soát TTKT theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004, cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ thụ lý hơn 40 hồ sơ thông báo TTKT, các vụ việc này đều không thuộc trường hợp bị cấm và 01 vụ việc xin hưởng miễn trừ đối với TTKT bị cấm. Điều này cho thấy thực trạng thực thi pháp luật về kiểm soát TTKT ở Việt Nam giai đoạn này như sau:

Thứ nhất, pháp luật về kiểm soát TTKT bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là quy

định về ngưỡng thơng báo TTKT dựa trên tiêu chí thị phần. Với quy định này, các doanh nghiệp rất khó nhận biết mức thị phần của mình có tḥc trường hợp phải thực hiện thơng báo TTTK hay không bởi:

- Việc xác định thị phần và thị phần kết hợp được tính toán trên thị trường liên quan. Do đó, doanh nghiệp phải tiến hành xác định thị trường liên quan (bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan) rồi mới tiến hành xác định thị phần và thị phần kết hợp. Đây là quy định rất phức tạp và địi hịi chun mơn sâu trong lĩnh vực cạnh tranh mới có thể xác định được.

- Việc xác định thị phần dựa tỷ lệ phần trăm doanh số mua vào hoặc doanh thu bán ra của doanh nghiệp trên tổng doanh số mua vào hoặc tổng doanh thu bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan. Trong đó, việc thu thập các số liệu này không dễ dàng ở Việt Nam dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định chính xác thị phần và thị phần kết hợp của vụ việc.

Thứ hai, các vụ việc thơng báo TTKT có quy mơ đáng kể đều do các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện và tập trung vào một vài lĩnh vực như bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo, kinh doanh bất động sản… là những ngành nghề chiếm tỷ trọng GDP trong nước cao, do đó các vụ việc có khả năng tác đợng tới mơi trường cạnh tranh và hạn chế sự phát triển trong một số ngành/lĩnh vực bị chi phối đó. Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh năm 2004 lại chưa kiểm soát TTKT dựa trên đánh giá tác động của vụ việc TTKT và chưa đưa ra các biện pháp để khắc phục các tác động của vụ việc (nếu có). Phân tích các vụ việc điển hình nêu trên đều thấy mức độ kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước rất đơn giản, chủ yếu là xác định thị trường liên quan, tính toán và đánh giá thị phần kết hợp để trả lời

doanh nghiệp nợp hồ sơ TTKT có tḥc trường hợp bị cấm (thị phần kết hợp chiếm trên 50% trên thị trường liên quan). Đây là quy định rất bất cập của Luật Cạnh tranh 2004 cần sửa đổi và đã được sửa đổi trong quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018.

Thứ ba, cùng với các quy định bất cập của pháp luật cạnh tranh thì nguồn lực

cán bợ thực thi quy định về kiểm soát TTKT cũng cịn khá khiêm tốn dẫn đến việc có thể bỏ sót hoặc chưa kiểm soát được hết các vụ việc TTKT có thể tác đợng đến mơi trường cạnh tranh.

Tiểu kết chương 2

Qua việc phân tích pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế trên đây, có thể đưa ra một số đánh giá khái quát trên tinh thần pháp luật về tập trung kinh tế tại Việt Nam hiện nay như sau:

Về cơ bản pháp luật cạnh tranh đã hình thành với đầy đủ những nợi dung cần thiết về quy định pháp lý, thể chế giám sát, kiểm soát tập trung kinh tế. Các quy định về các vấn đề này đã được xây dựng theo đúng truyền thống của pháp luật cạnh tranh hiện đại.

Có thể nói, Luật Cạnh tranh năm 2004 là văn bản đầu tiên quy định toàn diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)