Quy định về tập trung kinh tế có điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 51 - 52)

b) Tác động kết hợp

2.2.5. Quy định về tập trung kinh tế có điều kiện

Như đã đề cập ở trên, TTKT sau khi được đánh giá có tác đợng hoặc tiềm ẩn tác đợng hạn chế cạnh tranh nhưng có thể khắc phục được thì sẽ áp dụng các điều kiện để khắc phục tác đợng hạn chế cạnh tranh đó.

Tương tự quy định của pháp luật quốc tế về điều kiện khắc phục hạn chế cạnh tranh, Điều 42 của Luật Cạnh tranh năm 2018 đưa ra các điều kiện khắc phục gồm: (i) Chia, tách, bán lại mợt phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế; (ii) Kiểm soát nội dung liên quan đến giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế; (iii) Biện pháp khác nhằm khắc phục khả năng tác động

hạn chế cạnh tranh trên thị trường; (iv) Biện pháp khác nhằm tăng cường tác đợng tích cực của tập trung kinh tế.

Có thể nói các quy định về điều kiện để TTTK được thực hiện là một trong những biện pháp khắc phục các tác động hạn chế cạnh tranh hoặc khả năng tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của TTKT. Các điều kiện này chính là các biện pháp khắc phục được đưa ra nhằm mục đích khơi phục hay duy trì sự cạnh tranh trên thị trường, mà vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả và lợi ích của vụ việc TTKT. Để đạt được mục đích này, cần phải lựa chọn các biện pháp khắc phục thông qua việc so sánh giữa hiệu quả hạn chế tác động phản cạnh tranh của vụ việc với gánh nặng thực hiện các biện pháp đó và chi phí phát sinh.

Với quy định nêu trên, Luật Cạnh tranh năm 2018 đã đưa ra hai dạng điều kiện gồm:

(i) Các điều kiện khắc phục về mặt cấu trúc bao gồm: Chia, tách, bán lại một

phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Biện pháp này

nhằm duy trì mợt cấu trúc thị trường cạnh tranh, ngăn cản hình thành thị trường tập trung ở mức độ cao hoặc thị trường tồn tại doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.

(ii)Các điều kiện khắc phục về mặt hành vi bao gồm: Kiểm soát về hành vi ấn

định giá, điều kiện giao dịch của doanh hình thành sau tập trung kinh tế; Biện pháp nhằm khắc phục khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường hoặc các biện pháp khác nhằm tăng cường tác động tích cực của tập trung kinh tế. Các biện

pháp này kiểm soát trực tiếp về ứng xử của các doanh nghiệp trên thị trường để bảo đảm môi trường cạnh tranh khơng bị bóp méo gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc nâng cao tác đợng tích cực của việc TTKT để giảm thiểu tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của TTKT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)