b) Tác động kết hợp
2.2.7. Cơ quan quản lý cạnh tranh và kiểm soát TTKT
*Luật Cạnh tranh năm 2004
Theo Luật Cạnh tranh năm 2004, việc kiểm soát các hành vi sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp có sự tham gia của các cơ quan:
- Cơ quan quản lý cạnh tranh (Cục Quản lý cạnh tranh, nay là Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Cơng Thương) có chức năng: Kiểm soát quá
trình tập trung kinh tế; Thẩm định hồ sơ thông báo, hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tập trung kinh tế; Thụ lý, tổ chức điều tra vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh (gồm cả tập trung kinh tế).
- Hội đồng cạnh tranh xử lý các hành vi vi phạm gồm thực hiện TTKT trong
trường hợp bị cấm, thực hiện TTKT mà không thông báo TTKT.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch Đầu tư và các Sở Kế hoạch –
Đầu tư) thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh.
- Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, Bộ Thơng tin và Truyền thơng,…) thực hiện chức năng
thẩm định, cấp phép đối với các trường hợp TTKT trong lĩnh vực chuyên ngành theo pháp luật có liên quan.
* Luật Cạnh tranh năm 2018
Luật Cạnh tranh năm 2018 đã thay đổi mơ hình cơ quan quản lý cạnh tranh, theo đó Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia được thành lập trên cơ sở hợp nhất cơ quan quản lý cạnh tranh (Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng) và Hội đồng cạnh tranh thành một cơ quan duy nhất thực hiện chức năng điều tra, xử lý các vụ việc
cạnh tranh. Theo đó, thẩm quyền kiểm soát TTKT quy định trong Luật Cạnh tranh 2018 đã thay đổi so với Luật Cạnh tranh năm 2004, cụ thể như sau:
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền: Thẩm định hồ sơ thơng báo
- Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh trực thuộc UBCTQG: tiến hành điều tra, xử lý các vụ việc vi phạm quy định về TTKT theo thủ tục tố tụng cạnh tranh.
- Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Quyết định kết quả thẩm định chính thức việc TTKT và quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về TTKT theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Luật Cạnh tranh năm 2018 (Điều 4) đã khắc phục quy định của Luật Cạnh tranh 2004 về việc có sự mâu thuẫn và chồng chéo về thẩm quyền kiểm soát TTKT giữa cơ quan quản lý cạnh tranh và cơ quan quản lý chuyên ngành, cụ thể:
- Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh.
- Trường hợp ậtlu khác có quy định về hình thức tập trung kinh tế khác với quy định của LuậtCạnh tranh thì áp dụng quy định của luật đó.
Với quy định nêu trên, toàn bợ quá trình kiểm soát TTKT bao gồm thơng báo và thẩm định thông báo TTKT, điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh trong đó có vụ việc vi phạm quy định về TTKT đều phải áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh. Riêng về nội hàm các hình thức TTKT thì áp dụng quy định của pháp ḷt có liên quan khác.
Như vậy, mơ hình cơ quan cạnh tranh duy nhất của Luật Cạnh tranh 2018 được kỳ vọng sẽ góp phần tinh gọn bợ máy, rút ngắn các thủ tục hành chính giữa hai cơ quan, từ đó có thể rút ngắn quá trình kiểm soát TTKT và quy trình tố tụng cạnh tranh. Đồng thời, việc được sớm tiếp cận thông tin vụ việc, công tác thường xuyên gắn với lĩnh vực cạnh tranh sẽ giúp cho những người có thẩm quyền chủ đợng hơn và thuận lợi hơn trong việc xem xét, ra quyết định xử lý đối với các vụ việc cạnh tranh, qua đó nâng cao tính hiệu quả của việc xử lý các vụ việc cạnh tranh, đem lại lợi ích cho xã hợi, người tiêu dùng.[9].