Quy định về thẩm định việc tập trung kinh tế và đánh giá tác động của việc TTKT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 51)

b) Tác động kết hợp

2.2.4. Quy định về thẩm định việc tập trung kinh tế và đánh giá tác động của việc TTKT

của việc TTKT

Khắc phục hoàn toàn cơ chế kiểm soát TTKT một cách cứng nhắc của Luật Cạnh tranh 2004, Luật Cạnh tranh năm 2008 đã thay đổi cách tiếp cận về việc kiểm soát TTKT dựa trên bản chất gây tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của TTKT. Theo đó, giao dịch TTKT cần được đánh giá trên các bợ tiêu chí cụ thể và rõ ràng thơng qua quy trình thẩm định TTKT hai bước là thẩm định sơ bợ và thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế.

Quy trình thẩm định việc TTKT gồm hai bước sơ bợ và chính thức như sau:

Nguồn: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng

*Thẩm định sơ bộ

Tiêu chí thẩm định TTKT trong giai đoạn sơ bợ chủ ́u là các tiêu chí nhằm xác định cấu trúc thị trường, vị trí của doanh nghiệp tham gia TTKT trên thị trường đó và mối quan hệ của các doanh nghiệp nhằm xác định TTKT tḥc loại hình TTKT theo chiều ngang, dọc hay hỗn hợp. Luật quy định các tiêu chí bao gồm: (i)

thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan; (ii) Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế; (iii) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau.

Các tiêu chí nêu trên là những tiêu chí mang tính định lượng, địi hỏi cơ quan tiến hành thẩm định phải thu thập một cơ sở dữ liệu đầy đủ, nhanh chóng đưa ra các đánh giá ban đầu về giao dịch TTKT. Dựa trên các lý thuyết về kinh tế như đã nêu

ởtrên, các giao dịch TTKT có mức thị phần kết hợp thấp (thông thường dưới 20%) và thị trường có mức đợ tập trung ở mức trung bình thấp (HHI <1800) và biến đợng mức đợ tập trung (HHI<100) thì giao dịch ở mức an toàn cho thị trường.

Kết thúc quá trình thẩm định sơ bợ, cơ quan quản lý cạnh tranh ra thông báo TTKT thuộc một trong 02 trường hợp: TTKT được phép thực hiện; hoặc TTKT phải thẩm định chính thức. Trường hợp TTKT được thực hiện, cơ quan quản lý cạnh tranh có thể trả lời bằng văn bản hoặc theo cơ chế “trả lời tự động” quy định tại khoản 3 Điều 36: Doanh nghiệp nộp hồ sơ được phép thực hiện thủ tục TTKT

theo quy định của pháp luật có liên quan sau khi hết hạn thẩm định sơ bộ mà khơng có văn bản trả lời về việc tiếp tục thẩm định chính thức của Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia. Cơ chế này sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nộp hồ sơ và

chủ động tiến hành các thủ tục TTKT sau khi hết thời hạn thẩm định sơ bộ, đồng thời đơn giản hoá thủ tục hành chính cho cơ quan quản lý nhà nước.

*Thẩm định chính thức

Quy trình thẩm định chính thức là giai đoạn quan trọng để đánh giá TTKT có tác đợng hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường. Nội dung và căn cứ pháp lý để thẩm định chính thức việc TTKT dựa trên hai (02) nợi dung chính: (i) Đánh giá tác đợng hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh; và (ii) Đánh giá tác đợng tích cực của việc TTKT đối với nền kinh tế. Các căn cứ về tác động hoặc khả năng gây tác đợng hạn chế cạnh tranh và tác đợng tích cực của việc TTKT đối với nền kinh tế giúp cơ quan quản lý cạnh tranh (Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia – UBCTQG) đánh giá đầy đủ các khía cạnh của việc TTKT, từ đó đưa ra kết ḷn TTKT tḥc trường hợp bị cấm hay khơng bị cấm. Trường hợp TTKT có tác đợng hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh nhưng có thể khắc phục được hạn chế đó bằng các điều kiện thì là tiền đề để đánh giá việc áp dụng các điều kiện đó.

Các nợi dung thẩm định chính thức TTKT chủ yếu dựa trên phân tích về kinh tế,

cụ thể:

(i) Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của TTKT

-Đánh giá tác động đơn phương: được đánh giá dựa trên các yếu tố gồm mức độ rào cản gia nhập và mở rộng thị trường cao hay thấp; Mức độ cạnh tranh thực tế

hoặc trong tương lai trên thị trường cao hay thấp; Đặc điểm của cạnh tranh trên thị trường (phương thức cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng ngành, mức độ cải tiến và phân biệt hóa sản phẩm,…); Mức đợ tập trung trên thị trường và sức mạnh của doanh nghiệp; Khả năng doanh nghiệp sau TTKT có thể tăng giá hoặc lợi nhuận biên một cách đáng kể; Khả năng doanh nghiệp sau TTKT có thể loại bỏ các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng hoặc doanh nghiệp mới gia nhập thị trường; khả năng ngăn cản đối thủ cạnh tranh mở rộng thị trường; Phản ứng của đối thủ cạnh tranh.

- Đánh giá tác động phối hợp: được đánh giá dựa trên các yếu tố gồm khả năng phối hợp của doanh nghiệp sau TTKT với doanh nghiệp khác; Chi phí kinh doanh lớn nếu doanh nghiệp đứng ngoài hành vi phối hợp.

(ii) Tác động tích cực của việc TTKT đối với nền kinh tế gồm các yếu tố:

Tác đợng tích cực đến ngành, lĩnh vực nhất định hoặc một khu vực địa lý; tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật; Tác động đến người lao động; Tác động đến doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định các nợi dung nêu trên do Chính phủ quy định chi tiết với mục tiêu các nội dụng này cần được quy định cụ thể, rõ ràng để đảm bảo việc kiểm soát TTKT hiệu quả. Hiện nay, Nghị định quy định chi tiết Luật Cạnh tranh đang trong quá trình soạn thảo, do đó, Luật văn sẽ đưa ra các khuyến nghị về quy định này ở chương sau của Luật văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)