Thực trạng kiểm soát hoạt động TTKT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 57)

b) Tác động kết hợp

2.3.1 Thực trạng kiểm soát hoạt động TTKT

Trong những năm gần đây, tăng trưởng hoạt động TTKT tại Việt Nam đạt mức bình quân trên 30%. Thực trạng này đã phản ánh một nền kinh tế mở với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và hệ quả là việc gia tăng các hoạt động TTKT như một thực tế khách quan. Thị trường đã chứng kiến làn sóng mua bán sáp nhập các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, nhiều thương vụ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn, những thương vụ doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và những vụ thâu tóm giá trị cao [13].

Tuy nhiên, việc kiểm soát TTKT trong giai đoạn từ khi có Luật Cạnh tranh năm 2004 đến nay không đạt được hiệu quả cao. Theo số liệu của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2005 – 2018, Cục đã thụ lý 41 vụ việc thơng báo TTKT (trong đó các năm 2005, 2006, 2007, 2015 khơng có vụ việc thơng báo TTKT nào).

Số vụ việc thông báo tập trung kinh tế giai đoạn 2005 – 2018

Nguồn: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Tất cả các vụ việc thông báo

TTKT đều được cơ quan quản lý cạnh tranh phê duyệt là không thuộc trường hợp bị cấm (thị phần chiếm dưới 50% trên thị trường liên quan). Ngoài ra, cơ quan quản lý cạnh tranh đã thụ lý và thẩm định 01 hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với TTKT bị cấm (Vụ BankNetVN và Smartlink).

Trong số các vụ việc thông báo TTKT, vụ việc TTKT theo hình thức sáp nhập và mua lại doanh nghiệp chiếm đa số.

Hình thức TTKT được thơng báo giai đoạn 2005 – 2018

Nguồn: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Chủ thể tham gia TTKT là các

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, liên doanh đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp dẫn đầu trong các ngành, lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam và các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới.

Có thể thấy, cơng tác kiểm soát TTKT trong 14 năm thực thi Luật Cạnh tranh năm 2004 là rất khiêm tốn và không đạt được hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn các giao dịch TTKT có thể gây tác đợng hạn chế cạnh tranh đến thị trường. Đây là hệ quả tất yếu của các bất cập của Luật Cạnh tranh năm 2004 về cơ chế kiểm soát TTKT như quy định về thơng báo TTKT và cấm TTKT theo tiêu chí “thị phần kết hợp”; việc kiểm soát TTKT không dựa trên đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của giao dịch TTKT; không trao thẩm quyền và chế độ “thẩm định” đầy đủ cho cơ quan quản lý cạnh tranh,v.v… như đã trình bày và phân tích ở các phần nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh ở việt nam hiện nay (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)