Nội dung điều chỉnh của phápluật bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường tại vườn quốc gia theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 27)

quốc gia

Pháp luật bảo vệ môi trường tại VQG là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động quản lý vàkhai thác VQG; bảo vệ thực vật, động vật tại VQG; sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động bảo vệ môi trường tại VQG; xử lý vi phạm đối với hành vi xâm hại môi trường tại VQG. Để thực hiện được các nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường tại VQG, nội dung điều chỉnh của pháp luật về lĩnh vực này bao gồm:

Thứ nhất, hoạt động quản lý VQG. Hoạt động bảo vệ môi trường VQG được thực hiện thông qua các hoạt động quản lý VQG.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức việc quản lý các Vườn quốc gia có vị trí đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên (đặc trưng tiêu biểu về tính đa dạng sinh học cao, đại diện cho các cùng, miền về sinh cảnh, về nguồn gen); các Vườn quốc gia nằm trên địa bàn liên tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc quản lý Vườn quốc gia nằm trong phạm vi một tỉnh. Vườn quốc gia được phân thành các khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ-hành chính. Tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, nghiêm cấm mọi hành vi làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng bao gồm: Làm thay đổi cảnh quan tự nhiên, làm ảnh hưởng thay đổi đến đời sống tự nhiên của các loái động thực vật hoang dã; Cấm thả và ni trồng các lồi động thực vật từ nơi khác tới; Cấm khai thác tài nguyên sinh vật; Cấm chăn thả gia súc; Cấm gây ô nhiễm môi trường; Cấm mang hóa chất độc hại vào rừng, đốt lửa trong rừng, ven rừng. Luật pháp cho phép tác động vào phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ- hành chính ở các VQG để nâng cao chất lượng, giá trị thẩm mỹ và phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.

Thứ hai, hoạt động khai thác VQG. Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học trong VQG, cho phép tác động

và phân khu phục hồi sinh thái để nâng cao chất lượng và thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng và hệ sinh thái; được sử dụng hợp lý các tài nguyên đất ngập nướcở các vùng đất ngập nước. Trong phân khu dịch vụ-hành chính cho phép tận thu, tận dụng những cây gỗđã chết, gẫy đổ và những cây trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng các cơng trình theo quy hoạch; được khai thác các loại lâm sản ngồi gỗ trong phân khu dịch vụ hành chính (trừ các loại thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm). Pháp luật về bảo vệ môi trường tại VQG điều chỉnh các nội dung liên quan đến quản lý và khai thác VQG, thông qua việc quản lý và sử dụng bền vững VQG sẽ góp phần khơng nhỏ tới việc bảo vệ môi trường.

Thứ ba, hoạt động bảo vệ động vật, thực vật. Động vật, thực vật là thành tố cấu thành chính của VQG. Hiện nay, do giá trị kinh tế cao và ý thức của người dân mà động thực vật tại một số VQG đang bị khai thác quá mức, dẫn đến nguy cơ diệt vong của rất nhiều loài động vật rừng, thực vật rừng, nhất là các loài nguy cấp quý hiếm, làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của Việt Nam. VQG được xây dựng bởi mục đích chính là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn sinh cảnh. Ngồi ra, Việt Nam là thành viên chính thức của cơng ước CITES về buôn bán quốc tế các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp vào năm 1994, trong suốt thời gian qua, chính phủ đã nỗ lực để thực hiện những cam kết và những quy định trong công ước, Việt Nam đã ban hành một loạt những chính sách, nguyên tắc và quy định để nội luật hóa cơng ước này. Chính vì thế, hoạt động bảo vệ động vật, thực vật cũng là một nội dung điều chỉnh quan trọng của pháp luật về bảo vệ môi trường tại VQG.

Thứ tư, sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động bảo vệ môi trường tại VQG. Bảo vệ môi trường tại VQG trước hết xuất phát từ nhận thức của cộng đồng, sau đó biến thành hành động và trở thành nhu cầu, mong muốn của mỗi người trong cộng đồng.Nhận thức đúng về bảo vệ môi trường tại VQG, cộng đồng sẽ nhận thức trong mọi hành động của mình, từ các hoạt động sản xuất đến sinh hoạt hàng ngày. Sự tham gia thực hiện bảo vệ mơi trường tại VQG có thể chỉ là những việc rất nhỏ như khơng mang lửa vào rừng, khơng dùng

các phương pháp đánh bắt thuỷ sản mang tính huỷ diệt, khơng xả rác ra mơi trường VQG,...Sự thay đổi trong các hoạt động hàng ngày của cộng đồng chính là sự tham gia một cách đắc lực vào việc bảo vệ môi trường tại VQG. [31]

Thứ năm, xử lý vi phạm đối với hành vi xâm hại môi trường tại VQG. Các hành vi xâm hại môi trường tại VQG, tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi mà có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Mọi hoạt động khai thác trái phép tại VQG đều sẽ phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật nhằm tạo tính răn đe, giáo dục cho mọi chủ thể trong xã hội, không chỉ những chủ thể tham gia khai thác VQG bị xử lý mà cả những chủ thể tham gia hoạt động quản lý nếu thiếu trách nhiệm cũng có thể bị xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường tại vườn quốc gia theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)