tại Vườn quốc gia
-Giai đoạn trước năm 1986
Đây là giai đoạn sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, đất nước bị tàn phá nặng nề.Việt Nam đã phải đối phó với vơ vàn khó khăn.Những hậu quả và tệ nạn xã hội do chiến tranh để lại, dòng người tị nạn, chiến tranh ở biên giới Tây Nam, chiến tranh ở biên giới phía Bắc, bao vây, cấm vận của Mỹ và các nước phương Tây, thêm vào đó thiên tai liên tiếp xảy ra… đã đặt Việt Nam trước những thử thách khắc nghiệt. Hơn nữa, những khó khăn càng trầm trọng do xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan, nóng vội và duy ý chí muốn xây dựng lại đất nước nhanh chóng mà khơng tính đến những điều kiện cụ thể. Điều này đã dẫn đến đầu những năm 80, nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và bị cơ lập về ngoại giao.Nhân tình hình đó, các thế lực chống đối đã lợi dụng những khó khăn của Việt Nam để câu kết với nhau, chống phá ta. Ta cịn rất ít bạn bè. Một số nước trước đây ủng hộ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ đã xa lánh ta. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) và các nước lớn (trừ Liên Xô và Ấn Độ) gặp nhiều vướng mắc và không giải tỏa được khiến cho nền an ninh nước ta bấp bênh khi phải đối phó với sự căng thẳng ở
cả hai đầu biên giới. Trong lúc đó, những khó khăn về kinh tế lại càng chồng chất vì phải chi tiêu rất lớn cho quân sự, quốc phòng.
Trước bối cảnh xã hội như vậy đã không cho phép đất nước ta chú ý nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường. Tất cả những cố gắng trong thời kỳ đó đều tập trung cho việc chiến thắng đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc. Tiếp đó sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vấn đề môi trường cũng khơng được chú trọng vì mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta bấy giờ là hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế và thoát ra khỏi sự khủng hoảng kinh tế xã hội đang hoành hành từ thời gian sau chiến tranh đến năm 1986, khi chính sách đổi mới được khởi xướng.
Cũng trong giai đoạn này, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước giường như không đi đôi với việc bảo vệ môi trường. Một mặt do bối cảnh xã hội, mặt khác vấn đề ơ nhiễm, suy thối mơi trường lúc đó cũng chưa biểu hiện rõ nét như các biến động xấu của thiên nhiên do sự hủy hoại môi trường chưa thể hiện ở mức cao. Điều này một phần dẫn đến tâm lý chủ quan chung, mọi người thiếu quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.
Hệ thống pháp luật Viêt Nam trước năm 1986 cũng chưa hoàn chỉnh. Cơ chế bao cấp với sự chi phối của hệ thống chỉ tiêu kế hoạch trong các quan hệ kinh tế, xã hội đã hạn chế sự phát triển của pháp luật. Như vậy, việc đòi hỏi cho ra một đạo luật chun biệt về mơi trường cịn khá xa lạ. Mặc dù đã có một số văn bản pháp luật điều chỉnh song các quy định đó cũng chỉ liên quan đến một số khía cạnh của bảo vệ mơi trường chứ chưa nhằm trực tiếp vào việc bảo vệ các yếu tố môi trường. Điều này cho thấy vấn đề môi trường chỉ là phần thứ yếu, phái sinh trong hệ thống pháp luật lúc đó.
Hơn nữa do bị cô lập về ngoại giao nên quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới càng trở nên khó khăn. Vì vậy việc hợp tác quốc tế rất hạn chế. Những quy định của pháp luật môi trường ở giai đoạn này chỉ xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước và giới hạn trong phạm vi quốc gia, chưa có một điều ước quốc tế nào nói về bảo vệ môi trường mà Việt Nam là thành viên.
Như vậy trước năm 1986, Việt Nam đã trải qua biết bao thăng trầm thử thách. Nhân dân ta đã đạt được những thắng lợi đáng kể trong các lĩnh vưc kinh tế - xã hội và trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời chúng ta cũng gặp khơng ít khó khăn và yếu kém trong đường lối lãnh đạo đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới. Với bối cảnh xã hội đó, việc bảo vệ mơi trường cịn q mờ nhạt và khơng được quan tâm.
-Từ năm 1986 đến nay
Khủng hoảng kinh tế xã hội cuối những năm 70 và đầu những năm 80 đã dẫn đến những cuộc cải cách kinh tế sâu sắc bằng việc xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh việc mang lại những kết quả tốt đẹp, kinh tế thị trường cũng là nguyên nhân của nhiều hiện tượng kinh tế xã hội tiêu cực, trong đó có suy thối mơi trường.Vì chạy theo lợi nhuận, làm giàu bằng mọi giá nên các nguồn tài nguyên của đất nước bị khai thác bừa bãi. Q trình đơ thị hóa dưới tác động của kinh tế thị trường cũng làm tăng sức ép môi trường ở các thành phố và thị xã. Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho vấn đề bảo vệ môi trường trở thành thách thức lớn của xã hội. Kể từ 1986, đặc biệt là những năm đầu của thập kỉ 90, bảo vệ môi trường trở thành nguyên tắc hiến định. Luật môi trường được coi là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Với sự ra đời của Luật Môi trường năm 1993, Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991 và một số văn bản luật khác liên quan đến việc bảo vệ môi trường VQG, rừng đặc dụng như Luật Đất đai năm 1993 và một số văn bản khác như Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý Rừng đặc dụng, Rừng phòng hộ và Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam đến năm 2010,… Các văn bản này đã giúp rừng được bảo vệ và dần khôi phục sau giai đoạn bị suy thoái mạnh ở giai đoạn 1975-1990.
Sau một thời gian, những văn bản trên dần bộc lộ những bất cập và thiếu sót trong việc bảo vệ mơi trường nóichung và bảo vệ mơi trường tại VQG nói riêng. Một loạt các văn bản liên quan đến việc bảo vệ môi trường VQG cũng được thay thế như Luật Đất đai năm 2003, Luật Môi trường năm 2005, Luật Bảo vệ phát triển rừng năm 2004,... và đặc biệt, một văn bản mới được ban hành điều chỉnh về đa dạng sinh học trong đó có quy định về bảo tồn và khai thác các động vật rừng, thực vật rừng là Luật Đa dạng sinh học năm 2008. Tiếp theo đó là hàng loạt các văn bản dưới luật được ban hành để cụ thể hóa các quy định trong luật về bảo vệ môi trường tại VQG và đa dạng sinh học như: Nghị định số: 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ mơi trường, Nghị định số: 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về Thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 về Tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm; Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Quyết định số 11/2003/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 về cấm xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán mẫu vật một số loài động vật hoang dã thuộc các phụ lục của cơng ước quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020; Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (được sửa đổi bổ sung bằng nghị định số 40/2015/NĐ-CP và nghị định số 41/2017/NĐ-CP); ...
Có thể thấy các quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo vệ môi trường tại VQG điều chỉnh khá đầy đủ và toàn diện các quan hệ xã hội liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường VQG như khai thác, quản lý và sử dụng
VQG; bảo vệ động vật rừng, thực vật rừng; các hình thức xử phạt đối với hành vi xâm hại VQG; các chính sách ưu đãi dành cho chủ thể bảo vệ VQG.... Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 ra đời, dẫn tới sự thay đổi toàn diện của hệ thống phápluật Việt Nam, hàng loạt các văn bản mới được ban hành, như Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Đất đai năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật Lâm nghiệp năm 2017 (thay thế Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004)..., Điều này đã giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ mơi trường tại VQG, có tác động tích cực đến hoạt động quản lý, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG trong thời kỳ mới.