2.2.2.1. Những mặt tích cực và nguyên nhân
Thứ nhất, việc thực hiện pháp luật về quản lý Vườn quốc gia tại Vườn quốc gia Bái Tử Long được Chính phủ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm. Quy hoạch VQG Bái Tử Long được quy định cụ thể, chi tiết tại Quyết định số 85/2001/QĐ-TTg ngày 01/6/2001, Quyết định số 1296/QĐ- TTg ngày 19/8/2009, Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai các hoạt động quản lý nhà nước, dẫn đến việc thành lập Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long. Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long được thành lập tại Quyết định số: 3879/QĐ-UB ngày 12/10/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, trong gần 20 năm hoạt động đã cơ bản bảo tồn nguyên vẹn được các hệ sinh thái trong khu vực. Vai trò của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái
Tử Long được ghi nhận bằng việc VQG Bái Tử Long được ghi danh là Vườn di sản ASEAN thứ 38 vào ngày 19/5/2017.
Thứ hai, hoạt động khai thác lâm sản trái phép tại VQG Bái Tử Long hầu như ít xảy ra. Nguyên nhân do VQG Bái Tử Long nằm hoàn toàn trên các đảo thuộc Vịnh Bái Tử Long, trạng thái rừng đơn giản, địa hình chia cắt bởi các luồng, lạch khiến việc khai thác gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, việc triển khai đồng bộ các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật tới cộng đồng dân cư tại những khu vực giáp ranh và tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng của Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đã mang lại những thành quả tích cực, hạn chế tối đa các vụ
vi phạm, xâm hại trái phép tới tài nguyên động vật, thực vật tại Vườn quốc gia.
Thứ tư, tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Bái Tử Long thông qua cơ chế chia sẻ lợi ích, từng bước nâng cao cuộc sống người dân trong khu vực (vùng lõi và vùng đệm) và nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức công tác tại Ban quản lý VQG.
Thứ năm, nhờ làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học và tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng nên các hành vi xâm hại tài nguyên ngày càng giảm cả về quy mơ và cường độ. Vì vậy tài nguyên đa dạng sinh học trong Vườn quốc gia Bái Tử Long ngày càng được bảo tồn và phát triển tốt.
2.2.2.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, trong tình hình mới xu thế phát triển của kinh tế huyện Vân
Đồn đã làm nảy sinh mâu thuẫn với công tác bảo tồn nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên. Việc khớp nối với các quy hoạch ở địa phương chưa được triển khai kịp thời, do đó phần nào ảnh hưởng tới cơng tác quản lý và bảo tồn ở VQG Bái Tử Long. Bên cạnh đó, việc chưa có hệ thống phao chỉ rõ phạm vi ranh giới VQG trên biển cũng là một hạn chế, gây khó khăn trong việc triển khai các hoạt động quản lý bảo tồn VQG.
Thứ hai, việc khai thác thủy sản bằng chất nổ, hóa chất độc hại, các ngư
cụ khai thác có mắt lưới nhỏ…làm cho nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt, hệ sinh thái rạn san hô bị phát hủy, dẫn đến nơi cư trú của các loài thủy sinh vật càng bị thu hẹp, kéo theo nguồn lợi nguồn lợi thủy sinh bị suy giảm, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học của khu bảo tồn biển. Hoạt động khai thác du lịch ngày cảng phát triển và mở rộng, người dân, khách du lịch chưa cóý thức bảo vệ mơi trường dẫn đến xả rác thải bừa bãi ra môi trường tại VQG, đồng thời hoạt động của các tàu du lịch gây ô nhiễm vùng nước biển bằng các loại nước thải, xăng, dầu.
Thứ ba, mặc dù hệ sinh thái rừng cơ bản đã phục hồi và xu hướng phát
triển khá tốt, tuy nhiên hiện trạng tài nguyên rừng hiện tại vẫn cịn nghèo, đặc biệt là diện tích đất trống có cây tái sinh cịn rất lớn (1.256 ha). Về tài nguyên biển, cơ bản đã được khảo sát và đánh giá về giá trị bảo tồn cũng như các nguồn lợi kinh tế khác. Tuy vậy, nhằm khẳng định rõ vai trò bảo tồn các hệ sinh thái đặc thù, đặc biệt là hệ sinh thái vùng biển đảo, công tác nghiên cứu, điều tra, và đánh giá thực trạng đa dạng sinh học tài nguyên biển trong VQG cần phải được đầu tư và triển khai rộng khắp. Thơng qua đó, làm rõ và xác định những khu vực có tính đa dạng sinh học cao, những khu vực có hệ sinh thái đặc thù để xây dựng các giải pháp nhằm bảo tồn bền vững.
Thứ tư, đời sống của cộng đồng dân cư trên các đảo nằm trong vùng đệm
và vùng lõi Vườn quốc gia Bái Tử Long cịn gặp nhiều khó khăn, thói quen sống dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên như săn bắt động vật, khai thác cây cảnh, cây thuốc… dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học. Bên cạnh đó cịn có việc tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch như phát triển cơ sở hạ tầng, làm đường, xây dựng bến tàu làm phá vỡ cảnh quan, cùng với các hoạt động của phương tiện vận chuyển và tham quan của du khách cũng tác động tiêu cực đến đời sống động vật hoang dã, rác thải, chất thải gây ô nhiễm mơi trường. Do đó, cần có các giải pháp phù hợp để bảo vệ môi trường biển bền vững đồng thời với đảm bảo sinh kế cho người dân sống xung quanh Vườn quốc gia.
Thứ năm, số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại VQG Bái Tử
Long vẫn tiềm ẩn phát sinh do hành vi vi phạm được thực hiện bởi các đối tượng có phương tiện tàu thuyền tại các địa phương khác đến như thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), Hải Phịng, Nam Định, Thái Bình,...
Tiểu kết chương
Nội dung về bảo vệ môi trường tại VQG được quy định tại nhiều văn bản khác nhau, như Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Lâm nghiệp 2017, Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14, Luật Tài nguyên, môi trưởng biển và hải đảo, Luật Đất đai năm 2013và một số các văn bản luật, văn bản dưới luật có liên quan. Các văn bản này đóng một vai trị rất lớn trong việc tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động bảo vệ môi trường tại VQG. Tuy nhiên, sau một thời gian thi hành, một số quy định pháp luật đang bộc lộ một số bất cập, thiếu sự thống nhất, đồng bộ với các văn bản luật liên quan trong việc điều chỉnh các hoạt động bảo vệ môi trường tại VQG. VQG Bái Tử Long trải qua gần 20 năm hoạt động, cơ cấu tổ chức và bộ máy đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, tuy nhiên cũng gặp nhiềukhó khăn, vướng mắc trong cơng tác bảo vệ mơi trường rừng, biển, quản lý và bảo tồn các loại động vật, thực vật rừng hoang dã, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng liên quan trong công tác bảo vệ mơi trường đơi lúc cịn yếu. Tóm lại, chương 2 của luận văn đã phân tích những nội dung của pháp luật bảo vệ môi trường tại VQG, đánh giá những tồn tại của lĩnh vực pháp luật này trong quá trình thi hành tại VQG Bái Tử Long. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất các định hướng và giải pháp hồn thiện pháp luật bảo vệ mơi trường tại VQG ở Chương 3 của luận văn.
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ