Giải pháp hồn thiện phápluật bảo vệ mơi trường tại Vườn quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường tại vườn quốc gia theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 74)

luật bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia từ thực tiễn Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Giải pháp hồn thiện pháp luật bảo vệ mơi trường tại Vườnquốc gia quốc gia

Giải pháp thứ nhất, cần hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý Vườn quốc gia.

Cần xác lập rõ ràng quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý Vườn quốc gia. Việc xác lập này trước hết sẽ thừa nhận quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý Vườn quốc gia trong quản lý diện tích vườn được giao quản lý; tạo mơi

trường pháp lý ổn định để Ban quản lý VQG đầu tư, bảo vệ và phát triển môi trường rừng, biển; là căn cứ pháp lý quan trọng để tự kiểm tra, giám sát, phân xử khi có mâu thuẫn tranh chấp xảy ra; giúp Ban quản lý VQG dễ nắm bắt và thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Trong công tác lập và thực hiện Quy hoạch VQG phải tuân thủ các tiêu chí theo Luật Quy hoạch năm 2017, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Lâm nghiệp năm 2017, đảm bảo việc khớp nối với các Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Đồng thời, công tác thực hiện Quy hoạch phải đảm bảo chặt chẽ, khoa học, hạn chế đến mức tối đa việc điều chỉnh Quy hoạch khơng phục vụ mục đích bảo vệ mơi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

Giải pháp thứ hai, xây dựng cơ sở pháp lý cho phát triển du lịch sinh thái, thân thiện với mơi trường, có trách nhiệm với thiên nhiên và người dân bản địa. Tăng cường đầu tư hỗ trợ cho phát triển các dịch vụ hỗ trợ du lịch tại các khu, điểm du lịch có tính đa dạng sinh học cao. Hoàn thiện các nguyên tắc chỉ đạo lồng ghép các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học cho các đối tượng tham gia du lịch và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các nguyên tắc trên. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của đa dạng sinh học, nghiên cứu sức chịu tải, đồng thời mở rộng phát triển du lịch ra vùng đệm của các VQG nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học khu vực vùng lõi.

Giải pháp thứ ba,cần bổ sung các quy định của pháp luật về việc phát triển, bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã theo hướng vừa có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của các lồi động vật, thực vật hoang dã ngoài tự nhiên, vừa đảm bảo được các lợi ích chính đáng của cộng đồng về thu nhập, sinh kế. Trong đó, cần có những quy định thống nhất về trồng cấy, gây nuôi động thực vật hoang dã nói chung chứ khơng chỉ là động, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm, tránh trường hợp do không được bảo vệ hợp lý, kịp thời mà việc khai thác quá mức các sinh vật hoang dã thông thường và phổ biến sẽ lại trở nên nguy cấp, quý hiếm. Tích cực thực hiện các quy định tại Nghị định

và công ước quốc tế về đa dạng sinh học hiện nay mà Việt Nam là thành viên (Công ước Quốc tế về đa dạng sinh học; Công ước Ramsar, Công ước Cites, Nghị định thư Cartagenna về an toàn sinh học…)

Giải pháp thứ tư, sớm xây dựng cơ sở pháp lý để thực hiện chính sách đồng quản lý VQG trên cả nước. Đồng quản lý VQG đang được xem như một cách tiếp cận mới có triển vọng đối với vấn đề quản lý bảo vệ các VQG trong cả nước, do phương pháp này tính đến lợi ích và trách nhiệm của các bên liên quan (đặc biệt là người dân địa phương) đến tài nguyên VQG. Đồng quản lý VQG góp phần tăng cường hiệu quả bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân địa phương tham gia bảo vệ VQG, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Triển khai trên cả nước mơ hìnhchia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển VQG.Chia sẻ lợi ích giữa cư dân vùng lõi, vùng đệm với Ban quản lý VQG cần được đẩy mạnh và chú trọng hơn nữa. Ưu tiên các dự án hỗ trợ người dân tại vùng đệm, vùng lõi như người dân được trồng đan xen cây dược liệu, nuôi trồng thủy sản kết hợp giám sát môi trường,... nhằm tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống nhờ đó ngăn chặn hiện tượng xâm hại môi trường, tài nguyên tại VQG.

Giải pháp thứ năm, cần quy định chi tiết về cơ chế phối hợp liên ngành

giữa lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội trong công tác xử lý vi phạm về môi trường tại VQG; giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng, mặt nước tại VQG nhằm hạn chế tình trạng phá rừng, khai thác gỗ lậu, phịng cháy chữa cháy rừng, khai thác thủy hải sản trái phép.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ môitrường tại Vườn quốc gia từ thực tiễn Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường tại vườn quốc gia theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)