dạng sinh học và phát triển bền vững ở địa phương. Tuy nhiên, do sức ép của việc phát triển du lịch, khai thác thủy, hải sản, ý thức bảo vệ mơi trường của một bộ phận cộng đồng dân cư cịn thấp, cùng với tác động của biến đổi khí hậu mà các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất dẫn đến mơi trường tại Vườn quốc gia Bái Tử Long có nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Cơ quan nhà nước quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long là Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long được thành lập tại Quyết định số 3879/QĐ-UB ngày 12/10/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng về quản lý, bảo tồn và phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên về rừng, biển, phát triển và bảo vệ hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi truờng kết hợp với các dịch vụ du lịch sinh thái theo quy định của Chính phủ trong phạm vi ranh giới của Ban quản lý Vườn quốc gia.
2.2.1. Thực tiễn thực hiện bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Bái TửLong Long
2.2.1.1. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về quản lý Vườn quốc gia tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
Về quy hoạch, VQG Bái Tử Long được thành lập theo Quyết định số 85/2001/QĐ-TTg, ngày 01/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở mở rộng và chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn nhằm “Quản lý bảo tồn và phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên về rừng, biển, phát triển và bảo vệ các hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường kết hợp với du lịch sinh thái”. Với tổng diện tích là 15.283ha, trong đó có 6.125ha diện tích phần đảo và 9.658 ha phần mặt biển - tính từ bờ đảo kéo dài ra phía biển với khoảng cách cách đều là 1km. Theo đó, phạm vi ranh giới VQG nằm trọn trên địa phần huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trên địa bàn các xã Minh Châu, Vạn Yên, Hạ Long; các xã tiếp giáp gồm Bản Sen, Quan
Lạn được quy hoạch thành vùng đệm. Theo Quyết định số 85/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, VQG Bái Tử Long bao gồm phần đảo và phần biển. Phần đảo gồm có: Sậu Đơng, Sậu Nam, Hịn Chín, Đơng Ma, Trà Ngọ lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Ba Mùn, Lỗ Hố, thuộc ranh giới hành chính của 03 xã Minh Châu, Vạn Yên và Hạ Long. Phần biển bao gồm: Phần lạch biển giữa các đảo và phần biển phía ngồi các đảo cách bờ đảo 1 km. Ngồi ra, ranh giới của VQG cịn tiếp giáp với 2 xã Quan Lạn, Bản Sen và thị trấn Cái Rồng.Ngay sau khi thành lập, Ban quản lý VQG Bái Tử Long đã tổ chức cắm 27 mốc giới tạm thời ngoài thực địa, xác lập bản đồ VQG với 5 xã nằm trong khu bảo tồn và vùng đệm. Năm 2008, Ban quản lý VQG thực hiện kiểm kê đất quốc phịng, sơ đồ vị trí khu đất đóng qn được lập theo hướng dẫn số 314/Tgl-QH ngày 13/3/2008 của Cục tác chiến, Bộ Tổng tham mưu để thực hiện chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ, làm rõ phần diện tích đất Quốc phịng nằm trên đảo Ba Mùn, thuộc địa phận xã Minh Châu. Theo đó, tổng diện tích đất quốc phịng thuộc Trung đoàn 242, Quân khu 3 trong VQG Bái Tử Long là 42,7ha, gồm 03 vị trí lần lượt tại khoảnh 1, 6, 7, tiểu khu 201. Năm 2009, tại Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, một số diện tích thuộc phạm vi VQG nằm trên đảo Trà Ngọ, đảo Soi Nhụ, khu dân cư Minh Châu, khu đất quốc phịng của Trung đồn 242 - Qn khu 3 đã được tách khỏi VQG. Năm 2014, thực hiện Quyết định số 1976/QĐ- TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tổng diện tích VQG Bái Tử Long quy hoạch là 15.283ha, giảm 500ha so với Quyết định số 85 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ,phù hợp với Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. [1, tr.43]
Theo Quyết định số 1991/QĐ-UBND năm 2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh, VQG Bái Tử Long hiện tại được phân chia theo 03 phân khu, gồm bảo vệ nghiêm ngặt, phục hồi sinh thái và dịch vụ-hành chính, cụ thể như sau: (1) khu bảo vệ nghiêm ngặt: Nằm trên phần lớn diện tích các đảo: Ba Mùn, Sậu Nam, Sậu Đơng, Trà Ngọ,tổng diện tích 4.064,9 ha. Với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu để bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên, đáp ứng quy luật phát triển tự nhiên của rừng và hệ sinh thái tự nhiên. (2) Phân khu phục hồi sinh thái: Được quy hoạch trên một số đảo chính như: Trà ngọ lớn (phần đảo đất), Trà Ngọ nhỏ, Đơng Ma, Hịn chín, Hịn Vành, Lỗ Hố, Soi Nhụ, tổng diện tích 2.060,1ha. Với chức năng, nhiệm vụ chính là để khơi phục các hệ sinh thái nhằm đáp ứng yêu cầu chủ yếu là phục hồi rừng và các hệ sinh thái tự nhiên. (3) phân khu dịch vụ hành chính VQG Bái Tử Long. Các phân khu chức năng của VQG được phân chia tương đối hợp lý, đáp ứng được yêu cầu và chức năng mỗi phân khu, mặt khác cũng đảm bảo tính liền vùng, thuận lợi cho công tác quản lý và bảo vệ.
Về cơ quan quản lý nhà nước tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Cơ cấu tổ chức Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long gồm Ban Giám đốc, 03 phòng chức năng (Văn phòng, phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, phòng Bảo tổn biển, đất ngập nước),01 đơn vị trực thuộc (Hạt Kiểm lâm), 01 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường. Tổng số cán bộ, công nhân viên chức và lao động hợp đồng đang làm việc tại VQG Bái Tử Long gồm 53 người, trong đó chun mơn về Lâm nghiệp có 34 người, chun mơn về cơng trình thủy và thềm lục địa có 01 người, chun mơn thủy sản có 05 người, chun mơn du lịch có 01 người, còn lại là cán bộ kỹ thuật, lái xe, lái xuồng. [1, tr.53]
Hằng năm, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long cũng đã ký kết quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ mơi trường với các cơ quan, đơn vị có liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn, Công an huyện Vân Đồn, Ban chỉ
huy quân sự huyện Vân Đồn, Hạt Kiểm lâm huyện Vân Đồn, phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Vân Đồn. Công tác phối hợp bảo vệ môi trường giữa Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long với Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn và các đơn vị thuộc huyện cơ bản chặt chẽ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, hoạt động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn chưa được thực hiện thường xun, do cịn tình trạng chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đồng thời các Sở chưa bố trí được nhân lực chuyên trách theo dõi bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia.
2.2.1.2.Thực tiễn thực hiện quy định về khai thác tại Vườn quốc gia Bái Tử Long
Vườn quốc gia Bái Tử Long được chia thành 03 phân khu, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có tổng diện tích 4.064,9 ha với chức năng chủ yếu để bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên, đáp ứng quy luật phát triển tự nhiên của rừng và hệ sinh thái tự nhiên, là khu vực cấm các hoạt động khai thác, không được thực hiện các hoạt động nghỉ dưỡng, giải trí; Phân khu phục hồi sinh thái: Được quy hoạch trên một số đảo chính, tổng diện tích 2.060,1ha. Với chức năng, nhiệm vụ chính là để khơi phục các hệ sinh thái nhằm đáp ứng yêu cầu chủ yếu là phục hồi rừng và các hệ sinh thái tự nhiên. Phân khu phục hồi sinh thái được quản lý có tác động bằng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và bảo tồn kết hợp với tổ chức thực hiện các chức năng khác theo quy định. Và phân khu thứ 3 là phân khu dịch vụ - hành chính là bộ phận của khu rừng đặc dụng được xác lập chủ yếu để xây dựng các cơng trình làm việc, sinh hoạt của Ban quản lý khu rừng đặc dụng, nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, cứu hộ và phát triển sinh vật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái.
Hoạt động khai thác Vườn quốc gia Bái Tử Long được thực hiện tại phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ - hành chính,bao gồm:
Bảng 2.1: Hiện trạng các loại rừng VQG Bái Tử Long
TT Hiện trạng rừng Tổng Tỷ lệ %
Đất lâm nghiệp 6.125,00 100
I Đất có rừng 4.413,73 72,06
Rừng tự nhiên 4.173,43
1 Rừng thường xanh phục hồi 3.906,83
2 Rừng thường xanh nghèo núi đá 223,54
3 Rừng ngập mặn 43,06
Rừng trồng 240,30
II Đất chưa có rừng 1.279,09 20,88
4 Đất trống có cây tái sinh 1.256,36
5 Đất trống khơng có cây tái sinh 18,99
6 Núi đá không cây 3,74
III Đất khác trong lâm nghiệp 432,18 7,06
Nguồn: Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long
So với một số VQG và khu bảo tồn khác, trạng thái rừng của VQG Bái Tử Long có phần đơn giản hơn, ít các trạng thái rừng hơn. Lý do cơ bản được đưa ra ở đây có liên quan nhiều đến tính chất khắc nghiệt của điều kiện lập địa vùng biển đảo. Do đó, việc khai thác lâm sản tại VQG Bái Tử Long chủ yếu là khai thác rừng trồng với các lồi cây như thơng, keo, bạch đàn,... Hoạt động khai thác lâm sản trái phép hầu như ít xảy ra (năm 2008 có 14 vụ vi phạm, đến năm 2017 có 3 vụ, năm 2018 khơng xảy ra vụ việc nào).
Thứ hai, hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản tại Vườn quốc gia Bái Tử Long. Hàng năm, tại khu vực mặt biển, người dân sống xung quanh Vườn quốc gia tổ chức khai thác các loài thủy hải sản như tôm, cá, mực,…Nghề nuôi trồng thủy sản thu hút gần 50 hộ với các phương thức và lồi ni tập trung như Cá lồng bè, Tu Hài, Ốc Hương. Hàng năm tạo ra sự trao đổi hàng hóa
như: Giống, sản phẩm hải sản,…Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng ơ nhiễm mơi trường ven biển là hiện tượng nuôi thủy sản tràn lan, không theo quy hoạch. Rừng gập mặn bị phá để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, các nguồn chất thải, hóa chất từ hoạt động ni trồng thủy sản không được xử lý đều đổ trực tiếp ra biển, dẫn tới các nơi cư trú sinh vật, bãi đẻ bị biến mất, môi trường vùng ven biển ô nhiễm, dịch bệnh xuất hiện tràn lan...
Thứ ba, hoạt động khai thác du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bái Tử Long. Cũng giống như những VQG khác, bên cạnh mục đích bảo tồn, VQG Bái Tử Long cịn được sử dụng để thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, khai thác du lịch sinh thái. Hàng năm, lượng khách du lịch đến đây chưa nhiều, chủ yếu vẫn là các đoàn khảo sát, các nhà khoa học đến để nghiên cứu, tìm hiểu. Khách du lịch đến Vườn quốc gia Bái tử Long năm 2017 khoảng 8.000 người, năm 2018 khoảng 10.000 người. Trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 10 - 15%. Với một phong cảnh thiên nhiên đẹp, cịn mang nét hoang sơ, mơi trường biển đảo trong sạch, sự đa dạng sinh học của rừng và biển, Vườn quốc gia Bái Tử Long có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái trong thời gian tới. Bái Tử Long là một Vườn quốc gia đặc biệt, với sự kết hợp của nhiều hệ sinh thái khác nhau: Hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá vôi và trên núi đất, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái vùng biển với các rạn san hô gần bờ, thảm cỏ biển… chứa đựng khu hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều lồi sinh vật q hiếm có tên trong sách đỏ và sở hữu cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Vườn quốc gia Bái Tử Long là một trong những khu vực đại diện về bảo tồn biển của Việt Nam. Theo kết quả khảo sát của Công ty du lịch sinh thái Gecko Travel (Anh) bình chọn mới đây thì vịnh Bái Tử Long của Việt Nam đã lọt vào "top 5" những địa điểm du lịch tuyệt vời nhất Đông Nam Á.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng cục du lịch, tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch đến vịnh Bái Tử Long những năm qua đạt 15,34%; tốc độ tăng trưởng bình qn khách có lưu trú là
16,55%, khách tham quan là 13,96%. Số du khách tăng thêm hằng năm kéo theo nhu cầu về dịch vụ, đánh bắt cá, cơ sở lưu trú, hoạt động tàu thuyền... khiến lượng rác thải ra môi trường tự nhiên Vịnh Bái Tử Long cũng ngày càng tăng. Thành phần rác thải chủ yếu là bao bì giấy bánh kẹo, vỏ chai nhựa, bao bì nilon, các loại bao bì nước giải khát, thức ăn thừa. Theo thống kê của Tổ chức Liên minh bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) rác thải nhựa chiếm tới 60 - 80% lượng rác thải thu được trên các khu vực biển, đảo thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long. Tại xã đảo Minh Châu, thuộc vùng lõi của Vườn quốc gia Bái Tử Long, trong năm 2017 đã đón trên 45.000 lượt khách đến lưu trú. Theo ông Bùi Danh Liêm, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Châu, hiện xã khơng có kinh phí duy trì người thu gom rác thường xun. Trên đảo chỉ có 1 lị đốt rác thải sinh hoạt dùng chung cho 2 xã Minh Châu và Quan Lạn nên không xử lý được triệt để vấn nạn rác thải mỗi khi vào mùa du lịch biển. Do đó, hoạt động du lịch có nhiều tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường Vườn quốc gia Bái Tử Long đến từ các hoạt động như: đánh bắt hải sản mang tính tận diệt như nổ mìn, kích điện, khai thác các loại hải sản chưa đến tuổi trưởng thành. Hoạt động tham quan, du lịch cũng làm ảnh hưởng đến số lượng, nơi cư trú và sinh sản của một số loài chim sinh sống ở các khu rừng ngập mặn, vùng đất ngập nước ven bờ. Môi trường ven bờ của các đảo thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long đang chịu sự tác động của những nguồn ô nhiễm từ đất liền do chất thải sinh hoạt của du khách vãng lai. Các chất thải rắn từ hoạt động du lịch nếu không được quản lý tốt sẽ làm ô nhiễm môi trường vùng ven bờ.
Từ những ảnh hưởng tiêu cực trên, hoạt động du lịch sinh thái cần hướng tới việc kết hợp với chương trình giáo dục môi trường, bảo vệ rừng và biển nhằm mục đích giúp cho du khách và nhân dân có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường. Du lịch sinh thái phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày một tăng của khách du lịch, của cộng đồng, đảm bảo về tổng thể một tương lai lâu dài của hệ sinh thái. Xu thế này khơng nằm ngồi xu thế chung về phát triển xã hội khi các giá trị tài nguyên ngày càng bị suy thoái và khai thác cạn kiệt.Vườn quốc gia Bái Tử Long nằm trong Vịnh Bái Tử Long, sát
cạnh Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Từ truyền thuyết đến chính sử, cũng như từ huyền thoại đến hiện thực, đều chứng tỏ Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long là một thể thống nhất, với nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và tự nhiên nổi trội. Đồng thời những lợi thế về vị trí địa lý, địa hình, địa mạo đã tạo cho