Định hướng hoàn thiện phápluật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường tại vườn quốc gia theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh (Trang 70 - 72)

QUỐC GIA BÁI TỬ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Định hướng hồn thiện pháp luật về bảo vệ mơi trường tại Vườnquốc gia quốc gia

Một là, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, của Nhà nước về

hoàn thiện pháp luật bảo vệ mơi trường.

Hội nghị Trung ương 7 - khóa XI của Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW Ngày 3-6-2013 "Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ mơi trường", có mục tiêu tổng qt: Ðến năm 2020, về cơ bản, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phịng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng mơi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Ðến năm 2050, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên; bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với mức hiện nay của các nước công nghiệp phát triển trong khu vực.

Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ có mục tiêu cụ thể là giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường; khắc phục, cải tạo mơi trường các khu vực đã bị ơ nhiễm, suy thối; cải thiện điều kiện sống của người dân; giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; kiềm chế tốc độ suy giảm đa dạng sinh học; tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính.Tầm nhìn đến năm 2030, ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ơ nhiễm mơi trường, suy thối tài nguyên và suy giảm đa

dạng sinh học; cải thiện chất lượng mơi trường sống; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước.

Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ có mục tiêu cụ thể là Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng sang phát triển hài hịa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế các bon thấp. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực; Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến mơi trường.Khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, thiên nhiên, đặc biệt là tài ngun khơng tái tạo.Phịng ngừa, kiểm sốt và khắc phục ơ nhiễm, suy thối mơi trường, cải thiện chất lượng mơi trường, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.

Hai là, tăng cường thực hiện pháp luật về mơi trường. Đây có lẽ là vấn

đề quan trọng nhất cần được đặt ra trong q trình hồn thiện pháp luật mơi trường hiện nay. Cho đến nay, Nhà nước ta đã ban hành tương đối nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này, từ các quy định về phịng ngừa ơ nhiễm, suy thối, sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, sự cố môi trường cho đến các quy định về khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ tài nguyên, môi trường, … Các quy định này được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật với các cấp độ hiệu lực khác nhau, từ Hiến pháp đến các luật và văn bản dưới luật như; Hiến pháp năm 2013, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014, Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Thủy sản 2003, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí,… và hàng trăm các văn bản dưới luật hướng dẫn các đạo luật này. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thực hiện pháp luật bảo vệ mơi trường cho thấy cịn quá nhiều bất cập, hiệu quả bảo vệ tài ngun mơi trường cịn thấp. Ví dụ: Luật Bảo vệ Mơi trường chưa có

những quy định riêng về đánh giá tác động mơi trường khơng khí, thiếu quy định về quy chuẩn kỹ thuật mơi trường khơng khí; trách nhiệm của nhà nước trong kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí,…

Ba là, hồn thiện pháp luật trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay. Hồn thiện pháp luật về mơi trường cần lưu ý đến việc hợp tác quốc tế liên quan đến vấn đề này. Bởi hợp tác quốc tế giúp Việt Nam có được nhiều lợi thế để bảo vệ, phát triển môi trường, như; được hỗ trợ về vốn, về công nghệ, về kinh nghiệm quản lý và về thị trường,… Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đã hội nhập ASEAN, năm nay đã hình thành Cộng đồng chung ASEAN, với ba trụ cột kinh tế, chính trị và an ninh. Với ý nghĩa đó việc hồn thiện pháp luật về mơi trường ở Việt Nam sẽ phải phù hợp với các điều ước quốc tế và khu vực về vấn đề này, đặc biệt hơn là Việt Nam càng ngày càng phải thực thi nghiêm túc những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, kể cả trường hợp Việt Nam chưa nội luật hóa các điều ước quốc tế đó. Mặc dù Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế về môi trường song phương, khu vực và đa phương, nhưng nguyên tắc tận tâm, thiện chí trong thực hiện các cam kết quốc tế về vấn đề này lại chưa được tốt. Để có thể thực hiện hiệu quả pháp luật về bảo vệ môi trường trên thực tiễn thì điều quan trọng là phải xác định được tại sao pháp luật môi trường quy định nhiều như vậy mà thực thi vẫn chưa hiệu quả.

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện phápluật bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia từ thực tiễn Vườn quốc gia Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường tại vườn quốc gia theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)