Quy địnhvề hoạt động bảo vệ động vật, thực vật trong Vườn quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường tại vườn quốc gia theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 43)

những tài nguyên du lịch hết sức hấp dẫn và việc sử dụng vào mục đích du lịch là cần thiết để phát huy giá trị của các tài nguyên này. Tuy nhiên, hoạt động du lịch tại đây cũng có thể gây ra những tổn hại đối với môi trường hoặc là nạn nhân của những tổn hại đối với môi trường do các hành vi khác gây ra. Vì vậy, các quy định về hoạt động khai thác VQG rõ ràng là một phần quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tại VQG.

2.1.3. Quy định về hoạt động bảo vệ động vật, thực vật trong Vườn quốc gia quốc gia

Về pháp luật quốc tế, Việt Nam là thành viên của các công ước quốc tế như Công ước về đa dạng sinh học năm 1992; Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học năm 2000; Cơng ước về các cùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (cịn gọi là Cơng ước Ramsar) năm 1971; Nghị định thư bổ sung cơng ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim

nước, Pari năm 1982; Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt cơn trùng (cịn gọi là Công ước FAO) năm 1985; Công ước về bn bán quốc tế những lồi động vật, thực vật có nguy cơ bị đe dọa (cịn gọi là Cơng ước CITIES) năm 1973,…Về pháp luật Việt Nam bao gồm hệ thống các văn bản luật và văn bản dưới luật khác nhau như Luật Lâm nghiệp 2017; Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014, Luật Đa dạng sinh học năm 2008; Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bản quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định lồi và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển và Danh mục những đối tượng bị cấm khai thác theo quy định của Bộ NN&PTNT, Nghị định số: 156//2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.... Có thể phân chia các quy định thành các nhóm như sau:

Thứ nhất, các quy định của pháp luật về quản lý động vật rừng, thực vật

rừng:

Sự suy giảm đa dạng loài ở nước ta, cũng giống như trên thế giới, ngày càng một gia tăng. Theo Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), nếu như năm 1996 mới chỉ có 25 lồi động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp thì đến năm 2014, con số này đã lên tới 188. Tháng 7 năm 2014, IUCN đã đưa thêm tê tê Java (Manis javanica) và tê tê vàng (Manis pentadactyla) vào sách đỏ. Theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2013, hiện nay nước ta có 83 lồi động vật, 17 loài thực vật, 15 giống cây trồng và 6 giống vật nuôi nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Do dó, quy định của pháp luật về quản lý động vật rừng, thực vật rừng hiện nay của nước ta chủ yếu theo hướng nghiêm cấm khai thác. Cụ thể như sau:

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định nghiêm cấm khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Tương tự như vậy, Luật Lâm nghiệp 2017 cũng quy định nghiêm cấm Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.; Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng; Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật; Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, cơng trình bảo vệ và phát triển rừng; Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các lồi ngoại lai xâm hại; dịch vụ mơi trường rừng;

Cụ thể hóa các quy định của Luật Lâm Nghiệp năm 2017, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ quy địnhvề quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (thay thế cho Nghị định 32/2006/NĐ- CP). Theo đó, lồi thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được định nghĩa là lồi thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và mơi trường, số lượng cịn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh mục các lồi thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định và được phân thành hai nhóm: Nhóm I (Các lồi thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các lồi thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.) và Nhóm II (Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các lồi thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam). [16]

Về nguyên tắc việc khai thác thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm bị nghiêm cấm, tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ. Các ngoại lệ này chủ

ú vì mục đích nghiên cứu khoa học, quan hệ hợp tác quốc tế và không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn các lồi đó trong tự nhiên, ngồi ra phải có phương án khai thác được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

Thứ hai, các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong việc bảo vệ động vật rừng, thực vật rừng: Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm, từ năm 2010 đến hết tháng 8/2016, lực lượng kiểm lâm cả nước đã phát hiện và xử lý 174.385 vụ vi phạm pháp luật về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trong đó, số vụ vi phạm các quy định về quản lý động vật hoang dã là 4.305 vụ, tịch thu hàng nghìn kilogam sản phẩm động vật hoang dã và 60.217 cá thể động vật hoang dã các loại, trong đó 3.418 cá thể thuộc lồi nguy cấp, quý, hiếm. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, q, hiếm thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính, cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành của pháp luật.

Thứ ba, các quy định về xử lý tang vật là động vật rừng, thực vật rừng sau khi tịch thu: Đối với tang vật là vật phẩm tươi sống, động vật rừng bị yếu, bị thương khơng thuộc nhóm IB hoặc lâm sản khác cịn tươi khơng thuộc nhóm IA thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay theo giá thị trường địa phương tại thời điểm bán. Tiền thu được gửi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt mở tại Kho bạc Nhà nước. Đối với hành vi sau đó tang vật tịch thu theo quyết định của người có thẩm quyền, thì sau khi trừ chi phí theo quy định của pháp luật, số tiền còn lại nộp ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật đó khơng tịch thu, thì tiền bán thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc sử dụng hợp pháp. Trường hợp động vật rừng chết hoặc nhiễm dịch, bệnh gây ô nhiễm môi trường mà không thực hiện được biện pháp xử lý khác ngoài biện pháp tiêu hủy và người vi phạm không tự nguyện thực hiện tiêu hủy hoặc khơng xác định được người vi phạm thì thành lập Hội đồng tiêu hủy. Đối với

lâm sản, phương tiện khơng có người nhận sau thời hạn tìm chủ sở hữu họp pháp theo quy định của pháp luật, thì tịch thu sung cơng quỹ Nhà nước.

Việc pháp luật quy định bán tang vật thu được là động vật rừng bao gồm các sản phẩm tươi sống và động vật yếu hoặc bị thương khơng thuộc nhóm IB hoặc lâm sản khác cịn tươi khơng thuộc nhóm IA theo giá thị trường như hiện nay là không hợp lý. Bởi lẽ khi được phép bán tang vật tịch thu sẽ hình thành con đường hợp thức hóa hoạt động bn bán động vật, thực vật hoang dã trái phép thơng qua hình thức: bị cơ quan chức năng bắt giữ rồi tiến hành thanh lý. Lúc này, động vật rừng hoặc thực vật rừng từ vận chuyển trái phép sẽ chuyển thành có nguồn gốc hợp pháp và dễ dàng tiêu thụ được. Có thể thấy rõ điều này qua vụ việc sau đây: Ngày 04/01/2010, Hội đồng định giá tài sản tịch thu thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) quyết định bán thanh lý 96 con khỉ chưa rõ nguồn gốc, bị bắt giữ rạng sáng 02/01/2010 tại Phú Yên cho chủ cơ sở có đăng ký ni động vật hoang dã, thay vì thả tồn bộ số khỉ trên về rừng như đề xuất trước đó. Được biết, sau khi chủ cơ sở này mua về, sẽ nuôi dưỡng và xuất bán lại sau đó. Đây là khỉ đi dài có tên khoa học là macaca fasicularis, thuộc nhóm IIB theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Lồi khỉ này thuộc loại động vật hoang dã hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Như vậy, động vật hoang dã khi bị bắt, vận chuyển trái phép tiêu thụ, nếu bị cơ quan chức năng bắt giữ, sẽ được hợp thức hóa bằng cách bán thanh lý thì sau đó dễ dàng tiêu thụ do có nguồn gốc hợp pháp.

Mặc dù tiền thu được từ hoạt động bán tang vật sẽ chuyển vào ngân sách nhà nước, giúp bổ sung nguồn ngân sách Nhà nước nhưng việc bán các sản phẩm thu được trên thực tế lại khuyến khích hành vi tái phạm tội phạm về động thực vật hoang dã và về lâu dài phương hại tới các nỗ lực thực thi pháp luật và bảo tồn. Đây cũng là một nội dung cần lưu ý và xem xét khi tiến hành sửa đổi các quy định về quản lý động vật, thực vật rừng nguy cấp quý hiếm trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường tại vườn quốc gia theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)