Quảng Ninh
Qua việc đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ mơi trường tại VQG nói chung (đã được trình bày ở mục 3.2.1), tác giả xin đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật bảo vệ môi trường tại
Vườn quốc gia từ thực tiễn Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh như sau:
3.2.2.1 Các giải pháp về tổ chức, quản lý, đào tạo nhân lực
Để phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do việc thực hiện các hoạt động của quy hoạch thì khi triển khai cần phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý VQG với các Sở, ban, ngành của tỉnh có liên quan; giữa Ban quản lý VQG với chính quyền huyện Vân Đồn và chính quyền các xã trong vùng lõi và vùng đệm của VQG. Trong đó, Ban quản lýVQG là đơn vị chủ trì xây dựng các dự án chi tiết và triển khai quy hoạch. Các đơn vị liên quan tùy theo chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp để thực hiện.
Lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án đã và đang triển khai trong khu vực VQG với phương châm tập trung đầu tư đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả.
Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, cần thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ về lâm sinh, kiểm lâm và du lịch dịch vụ cho lực lượng cán bộ kiểm lâm, cán bộ công nhân viên trong mọi lĩnh vực hoạt động của VQG. Ưu tiên tuyển dụng cán bộ được đào tạo chính quy, con em đồng tại bào địa phương để đưa đi đào tạo nghiệp vụ. Ban quản lý VQG tạo điều kiện cho các cán bộtheo học các lớp cao học và nghiên cứu sinh theo lộ trình của chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, các hình thức liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo rất phát triển như trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học lâm nghiệp Việt Nam, Đại học Thủy sản Nha Trang… là các cơ sở đào tạo chính về nguồn nhân lực.VQG Bái Tử Long từ khi thành lập cho đến nay đã nhận được rất nhiều tài trợ từ các tổ chức quốc tế, do vậy trong thời gian tới cần tiếp tục phát huy, tạo điều kiện môi trường tốt cho các tổ chức quốc tế tham gia vào VQG theo qui định của pháp luật, tạo điều kiện cho cán bộtham gia các lớp tập huấn, hội thảo quốc tế. Các cán bộ, cơng chức cần nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học, tham gia các khố đào tạo về cơng nghệ thông tin và ngoại ngữ đápứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong thời gian tới.
3.2.2.2. Giải pháp về khai thác bền vững
Khai thác hợp lý các nguồn lợi từ rừng, biển gắn với bảo vệ môi trường tại VQG Bái Tử Long là hình thức phát triển bền vững, là xu thế tất yếu.Nghiêm cấm các hoạt động săn bắn, buôn bán động vật hoang dã của người dân địa phương. Hỗ trợ về nguồn vốn, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi thú y, kỹ thuật trồng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ cho người dân địa phương. Xây dựng một số mơ hình nhân ni Tắc kè, Lợn rừng, các lồi Rắn có giá trị thương mại, các lồi thủy hải sản có giá trị nhưốc hương, hàu, tu hài, cá song, … nhằm nâng cao đời sống và giảm tác động tới nguồn tài nguyên. Quy hoạch vùng khai thác hải sản hợp lý, hạn chế sự xâm nhập của ngư dân lên các đảo nổi của vườn quốc gia.
Việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch Vân Đồn một cách bền vững, trong đó ưu tiên các mơ hình phát triển mà ở đó người dân địa phương có điều kiện được đóng góp nhiều hơn vào cơng tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa và được hưởng nhiều lợi ích từ hoạt động du lịch tại VQG.
3.2.2.3. Giải pháp về bảo tồn đa dạng sinh học
Tăng cường việc thực thi pháp luật, bảo vệ nghiêm ngặt cảnh quan và tồn bộ diện tích đất rừng. Đặc biệt, chú trọng các khu vực được phân cấp. Tại VQG Bái Tử Long, để thực hiện việc quản lý tổng hợp tài nguyên rừng, theo quan điểm lâm sinh đã hoạch phân tổng thể diện tích Vườn quốc gia thành phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu hành chính dịch vụ; mỗi phân khu có ngun tắc và phương pháp quản lý riêng. Tuy nhiên, để hướng đến bảo tồn một nhóm lồi hoặc lồi cụ thể, thì quan điểm quy hoạch và quản lý phân khu bảo vệ nghiêm ngặt sẽ cần phải thay đổi, không nhất thiết phải là một vùng đồng nhất, không nhất thiết phải xúc tiến tái sinh phục hồi lại rừng giàu.
Cần kết hợp công tác tuần tra của lực lượng kiểm lâm với công tác điều tra giám sát động vật nguy cấp, quý, hiếm. Việc kết hợp này sẽ giúp công tác điều tra giám sát được liên tục. Đồng thời, xây dựng phương án cứu hộ động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm khi các cá thể lồi bị săn bắt, bn bán, vận chuyển trái phép
3.2.2.4. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững rừng đặc dụng. Nâng cao nhận thức về môi trường sinh thái cho cộng đồng địa phương bằng nhiều hình thức và nhiều đối tượng. Ban quản lý VQG kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững VQG tới tất cả các tầng lớp nhân dân sống trong khu vực VQG và vùng đệm. Đặc biệt là các đối tượng chủ chốt như lãnh đạo địa phương, những người có uy tín trong cộng đồng và những người đứng đầu các các tổ chức đồn thể khác Chính những bộ phận này sẽ là cầu nối để tuyên truyền, giáo dục môi trường đến người dân. Sử dụng các loại hình truyền thơng như báo hình, báo viết,… Ngồi ra cịn tun truyền lưu động, tuyên truyền thông qua pa nơ, áp phích, khẩu hiệu và xây dựng các bảng nội quy VQG,… [18]
Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường đến khách du lịch: Khi đến thăm Vườn quốc gia, du khách có điều kiện liên hệ trực tiếp với những điều họ đã từng nghe, từng đọc với những điều tai nghe, mắt thấy và họ sẽ có ý thức hơn khi gặp các động vật hoang dã và có những kinh nghiệm bổ ích hơn cho những chuyến đi sau. Nâng cao ý thức của khách du lịch về môi trường sinh thái là trách nhiệm của tổ chức liên quan, để ít nhất du khách có ý thức phân loại rác thải sinh hoạt, hạn chế rác và tự thu dọn rác của mình tại những nơi cơng cộng.
Ban quản lý VQG Bái Tử Long, tiếp tục thực hiện vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn các hệ sinh thái trong VQG. Tổ chức tham quan học tập các mơ hình, cử cán bộ của VQG đi tham quan các VQG, Khu bảo tồn thiên nhiên khác ở trong và ngoài nước nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực về quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn.
3.2.2.5. Giải pháp về xử lý hiệu quả các hành vi vi phạm
Thường xuyên phối hợp, tăng cường hợp tác giữa lực lượng kiểm lâm của Vườn với Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn, Hạt Kiểm lâm huyện Vân Đồn, Bộ Đội biên phòng Quan Lạn, Ngọc Vừng, Chi cục Kiểm ngư Vùng 1 trong việc tuần tra, bảo vệ VQG Bái Tử Long.
Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ mơi trường tại Vườn qc gia.
Công an tỉnh cần chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phịng chống tội phạm về mơi trường tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt tại các khu vực thường xuyên có vi phạm nguồn lợi thủy sảntheo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường.
3.2.2.6. Giải pháp về Khoa học và công nghệ
Áp dụng công nghệ tin học, thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu nghiên cứu, theo dõi, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại để áp dụng khoa học kỹ thuật mới phục vụ công tác nghiên cứu, đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý.
Cập nhật các phương pháp, công nghệ mới trong điều tra, theo dõi quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, quản lý cán bộ.Thực hiện điều tra, kiểm kê và đánh giá tình trạng lồi được ưu tiên bảo vệ được quy định tại Luật đa dạng sinh học và Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học.
3.2.2.7. Giải pháp về hợp tác quốc tế
Với việc trở thành Vườn di sản ASEAN thứ 38 trong khu vực, VQG Bái Tử Long càng khẳng định vị trí và tầm quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Theo đó, vấn đề liên kết, tham gia phối hợp với mạng lưới các Vườn quốc gia, khu bảo tồn biển là điều rất quan trọng, thơng qua đó phát huy và
duy trì được những lợi thế về giá trị đa dạng sinh học và các hệ sinh thái đặc thù của địa phương. Trong kỳ quy hoạch tới, một số tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học nên được Ban quản lý VQG Bái Tử Long xem xét để liên kết và triển khai các hoạt động phối hợp trong công tác bảo tồn, cụ thể như sau:
Tổ chức bảo tồn quốc tế - CI (Conservation International): Được biết đến là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập nhằm mục đích bảo vệ các khu giàu tính đa dạng sinh học và thúc đẩy các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu rừng nhiệt đới và các hệ sinh thái có nguy cơ bị phá vỡ trên tồn thế giới.
Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên – IUCN (International Union for Conservation of Nature): Là một tổ chức bảo vệ thiên nhiên, được biết đến qua việc công bố cuốn Sách đỏ hàng năm, nhằm cảnh báo thế giới về tình trạng suy thối mơi trường thiên nhiên trên toàn cầu, và những tác động của con người lên sự sống của Trái Đất. Việc liên kết và phối hợp với với IUCN sẽ thường xuyên cập nhật tình trạng bảo tồn của các lồi, sinh vật, qua đó cụ thể hơn về kế hoạch và chiến lược bảo tồn của Vườn quốc gia.
Quỹ động vật hoang dã thế giới – WWF (The World Wild Fund for Nature): Là tổ chức phi chính phủ quốc tế thực hiện các chương trình nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển một cách bền vững cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc phối hợp và liên kết với WWF sẽ giúp cho VQG Bái Tử Long định hướng các giải pháp và chương trình bảo tồn, các chương trình giáo dục bảo tồn…
Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế - FFI (Fauna & Flora International), tương tự như các tổ chức phi chính phủ khác, việc tham gia liên kết và phối hợp với FFI sẽ là kênh thông tin quan trọng giúp VQG Bái Tử Long cụ thể hơn về thơng tin về tình trạng bảo tồn của mỗi lồi, các kế hoạch, giải pháp bảo tồn. [1, tr.115]
Tiểu kết chương
Mặc dù đã có nhiều chủ trương, giải pháp, song một thực tế hiện nay mà VQG Bái Tử Long vẫn đang phải đối mặt với những thách thức đó là suy thối hệ sinh thái do ơ nhiễm mơi trường bởi tác động của hoạt động du lịch, kinh doanh sản xuất; nạn lâm tặc chặt phá rừng, săn bắn thú rừng quý hiếm,...Từ thực tiễn nêu trên, nhiều giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường tại VQG đã được đặt ra như phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng, ban ngành địa phương; có sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư và bên cạnh việc thực thi pháp luật, cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức cho người dân, đồng thời tìm các sinh kế thay thế giúp cộng đồng dân cư phát triển kinh tế, tăng cường năng lực cho đội ngũ làm công tác bảo tồn, đồng thời hợp tác hiệu quả với các tổ chức trong nước và quốc tế trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công tác bảo tồn.Trong khuôn khổ bài viết, tác giả xin đưa ra một số giải pháp cụ thể về chính sách quản lý và bảo vệ mơi trường cũng như giải pháp đế hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trườngvà giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật bảo vệ môi trường tại VQG Bái Tử Long, hi vọng phần nào giải quyết vướng mắc cũng như bất cập của pháp luật, góp phần nhỏ vào công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học tại cácVQG nói chung và VQG Bái Tử Long nói riêng.
KẾT LUẬN
Hệ thống Vườn quốc gia của Việt Nam bắt đầu được hình thành từ khi thành lập Vườn quốc gia Cúc Phương năm 1962. Cho đến nay, được sự quan tâm của Chính phủ và của các cấp, các ngành, hệ thống Vườn quốc gia của nước ta khơng ngừng được mở rộng về diện tích và số lượng. Các Vườn quốc gia thực sự trở thành “kho báu” quốc gia, phát huy tốt vai trò bảo vệ thiên nhiên, phịng hộ mơi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Nhà nước ta đã và đang từng bước hồn thiện khn khổ thể chế chính sách và thúc đẩy các hoạt động thực tiễn sẽ giúp cho việc bảo vệ môi trường tại VQG được bền vững hơn.Tuy nhiên, việc bảo vệ và phát triển hệ thống Vườn quốc gia ở Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, trong đó trình độ quản lý các VQG cịn hạn chế là một lý do đáng kể, nhận thức về hoạt động bảo vệ mơi trường của cộng đồng cịn thấp, khả năng tài chính có hạn là một cản trở khơng nhỏ trong việc bảo vệ môi trường tại các VQG. Để khắc phục những tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường, thực thi pháp luật bảo vệ môi trường tại VQG, đầu tiên phải nâng cao nhận thức pháp luật cho cộng đồng, trong đó có cả đội ngũ những người hoạt động trong lĩnh vực này.
Đề tài luận văn “Bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia theo pháp luật
Việt Nam từ thực tiễn tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh”
được đặt ra do yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp bảo vệ môi trường mà trọng tâm là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia.
Trước hết, tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về bảo vệ môi trường, pháp luật bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia. Luận văn đã đưa ra những khái niệm cơ bản về bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia. Đây là cơ sở để xác lập những căn cứ khoa học, làm tiền đề cho việc xây dựng và hồn thiện pháp luật bảo vệ mơi trường tại Vườn quốc gia.
quốc gia và tình hình thực hiện, áp dụng những quy định này cũng được phân tích, đánh giá trong luận văn một cách nghiêm túc, với những phương pháp, cách thức thực hiện bài bản, cẩn thận. Những phân tích, đánh giá nêu trên được thực hiện trên cơ sở bám sát mục tiêu bảo vệ mơi trường bền vững, có xem xét đến những tiêu chí phù hợp của pháp luật. Từ đó rút ra những nhận xét chung về ưu, nhược điểm và nguyên nhân của những thực trạng đó, làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp hồn thiện.
Cuối cùng, luận văn đã trình bày định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia từ thực tiễn Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh.
Với các nội dung trên, luận văn đã có những đóng góp mới, cần thiết là:
- Nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia, làm sáng tỏ vai trị của pháp luật trong bảo vệ mơi