Đối với hoạt động khai thác lâm sản trong Vườn quốc gia được quy định tại Điều 12 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ:
“a) Đối tượng khai thác, thu thập mẫu vật: theo quy định tại các điểm b,
c và d khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều
52 của Luật Lâm nghiệp; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.” [13, Điều 12]
Vườn quốc gia được phân thành các khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ-hành chính.
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn, là bộ phận của VQG được xác lập có diện tích vừa đủ để bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên, đáp ứng yêu cầu chủ yếu là duy trì quy luật phát triển tự nhiên của rừng và hệ sinh thái tự nhiên; được quản lý, bảo vệ chặt chẽ vì mục đích bảo tồn ngun vẹn, kết hợp tổ chức thực hiện các chức năng khác của rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật [22]. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là khu vực cấm các hoạt động khai thác, không được thực hiện các hoạt động nghỉ dưỡng, giải trí. Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được lập các tuyến đường mịn, đường cáp trên khơng, đường cáp ngầm dưới mặt đất, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái [22].Quy định này giúp ngăn chặn tất cả các hoạt động khai thác, giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro ảnh hưởng tới hệ sinh thái cơ bản của VQG.
Phân khu phục hồi sinh thái của VQG là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để rừng phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, là bộ phận của VQG được xác lập để khôi phục các hệ sinh thái nhằm đáp ứng yêu cầu chủ yếu là phục hồi rừng và các hệ sinh thái tự nhiên. Phân khu này được quản lý có tác động bằng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và bảo tồn kết hợp với tổ chức thực hiện các chức năng khác theo quy định của pháp luật.[22].Trong phân khu phục hồi sinh thái chỉ được lập các tuyến đường bộ phù hợp nhưng tối đa không vượt quá quy mô đường cấp IV miền núi, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn, đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, cầu dành cho người đi bộ ở khu rừng ngập nước.[22, Điều 3]. Chức năng của phân khu nhằm mục đích tái tạo lại rừng tự nhiên trên diện tích đã bị phá hoại
để phục hồi lại hệ sinh thái rừng và giảm bớt tác động của con người vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, tăng cường bảo vệ môi trường và nguồn nước.
Phân khu dịch vụ, hành chính của VQG là khu vực hoạt động thường xuyên của Ban quản lý VQG, là bộ phận của VQG được xác lập chủ yếu để xây dựng các cơng trình làm việc, sinh hoạt của Ban quản lý VQG, nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, cứu hộ và phát triển sinh vật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí và tổ chức thực hiện các chức năng khác theo quy định của pháp luật. [22]. Tại phân khu này, quy định cho phép xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí phục vụ khai thác du lịch. Đồng thời xây dựng, cải tạo các điểm, các tuyến du lịch trong phân khu để khách du lịch tham quan, tuy nhiên luôn phải chú ý bảo vệ thiên nhiên trong khu vực, không làm tổn hại đến rừng, các cảnh quan, nguồn nước và môi trường sinh thái, không làm ảnh hưởng đến quốc phịng, an ninh, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa. [13, Điều 15]
Có thể nói phần lớn các khu, tuyến, điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam