Quy định phápluật về quản lý Vườn quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường tại vườn quốc gia theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 36)

Các quy định pháp luật về quản lý Vườn quốc gia bao gồm:

Thứ nhất, các quy định về lập quy hoạch VQG. Vườn quốc gia là một loại rừng đặc dụng, do đó quy định về lập quy hoạch VQG tuân thủ theo Quy hoạch rừng đặc dụng. Quy hoạch VQG bao gồm: quy hoạch hệ thống VQG cả nước; quy hoạch VQG trên địa bàn cấp tỉnh. Quy hoạch này được Chính phủ quy định tại Quyết định số: 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 “Phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Theo Quy hoạch này, đến năm 2020 diện tích rừng đặc dụng nước ta đạt 2,4 triệu ha, bao gồm 176 khu: 34 Vườn quốc gia, 58 Khu bảo tồn thiên nhiên, 14 Khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 61 Khu bảo vệ cảnh quan và các Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học thuộc 09 đơn vị.

Trình tự phê duyệt Quy hoạch Vườn quốc gia được quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp”. Quy hoạch VQG được lập căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, Quy hoạch sử dụng đất cả nước được Quốc hội thông qua, Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Nội dung quy hoạch bao gồm đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan …; Luận chứng quan điểm, xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể về tổ chức, quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững hệ thống VQG; Xác lập danh mục các VQG; phân định các loại VQG; quy mơ (diện tích, ranh giới, vị trí …); Phân cấp quản lý các VQG; Xác định các chương trình, dự án, giải pháp để đạt được mục tiêu tổ chức, quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững hệ thống VQG. Cơ quan có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch là Tổng cục Lâm nghiệp. Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nơng thơn là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định quy hoạch; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt. Quy hoạch hệ thống sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải cơng bố công khai theo quy định của pháp luật. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan được giao trách nhiệm công bố quy hoạch trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.Về điều chỉnh quy hoạch, Quy hoạch hệ thống VQG cả nước được điều chỉnh trong trường hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đã được điều chỉnh. Thẩm quyền quyết định điều chỉnh là của Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. [13]

Thứ hai, các quy định về các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ quản

lý Vườn quốc gia. Hệ thống cơ quan quản lý VQG ở nước ta hiện nay quy định khá đầy đủ và chi tiết, phân cấp quản lý VQG thống nhất Trung ương đến địa phương, hình thành các Ban quản lý Vườn quốc gia. Theo Điều 10 Luật Lâm nghiệp 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng đặc dụng trong phạm vi cả nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. [22] Hiện nay, có 06 Vườn quốc gia do Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý, cơ cấu các Ban quản lý Vườn quốc gia trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp là Vườn quốc gia Vườn quốc gia Tam Đảo, Vườn quốc gia Ba Vì, Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Bạch Mã,Vườn quốc gia Cát Tiên, Vườn quốc gia YokDon.

Đối với cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống VQG ở địa phương, với 27 Vườn quốc gia. Tại các Vườn quốc gia, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập các Hạt Kiểm lâm để bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Ngoài ta, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và bảo vệ đa dạng sinh học, các cơ quan có chức năng giám sát, phối hợp với các Ban quản lý Vườn quốc gia là cơ quan Tài nguyên và Môi trường các cấp. Tuy nhiên, sự chồng chéo

về chức năng và nhiệm vụ của ngành tài nguyên môi trường và ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thể hiện rất rõ ở cấp địa phương mà cụ thể là chức năng quản lý nhà nước của Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Bảo vệ môi trường. Hệ thống quản lý của cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường tại cấp tỉnh, mặc dù là cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học nhưng khơng có tổ chức bộ máy tham mưu chuyên ngành, giao nhiệm vụ này cho Chi cục Bảo vệ môi trường trong khi cán bộ của cơ quan này hầu hết được đào tạo về quản lý môi trường nên hạn chế về kiến thức quản lý bảo tồn đa dạng sinh học. Với lý do tương tự, phịng Tài ngun và Mơi trường cấp huyện, với hầu hết là cán bộ địa chính cũng khơng thể phát huy được chức năng tham mưu về bảo vệ môi trường, quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương. Từ thực tế trên có thể nói rằng, cơ quan Tài nguyên và Môi trường tại địa phương hiện nay chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách gián tiếp, thụ động.

Như vậy có thể thấy, sau khi Luật Lâm nghiệp 2017 được ban hành,quy định của pháp luật về quản lý VQG hiện nay đã khá đầy đủ và toàn diện, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện bảo vệ môi trường tại VQG một cách hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay, một số quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan bộc lộ nhiều bất cập, thiếu sự thống nhất giữa các văn bản luật khác cùng quy định một vấn đề, chồng chéo giữa chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường tại vườn quốc gia theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)