tại Vườn quốc gia
Quy định pháp luật về xử lý vi phạm đối với hành vi xâm hại môi trường tại VQG được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Lâm nghiệp 2017, Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung
một số điều theo Luật số 12/2017/QH14, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định số: 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định số: 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số: 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 40/2015/NĐ-CP và Nghị định số 41/2017/NĐ-CP); Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nghị định số: 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Các quy định nêu trên có thể được phân loại như sau:
Thứ nhất gồm các quy định xử phạt về các hành vi xâm hại môi trường tại VQG của cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm. Các hành vi này bao gồm: Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên; Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên; Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật; Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và khơng khí; Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường; Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật; Đưa chất
thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng; Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật; Khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo trái quy định của pháp luật, Hủy hoại, làm suy thối mơi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo; vi phạm các quy định về quản lý đất, mặt nước tại VQG. Tùy vào mức độ vi phạm của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm hành chính mà các chủ thể thực hiện các hành vi ở trường hợp này phải chịu bao gồm xử phạt vi phạm hành chính, các hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện... và các biện pháp khắc phục hậu quả.Ví dụ như theo Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 05 năm 2019 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, đối với Hành vi khai thác trái phép giống cây trồng, nấm, vi sinh vật thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị xử phạt từ 01 triệu đến 120 triệu đồng, hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đối với hành vi khai thác trái phép lồi hoang dã khơng thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 160 triệu đồng, hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đối với hành vi đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Vườn quốc gia thuộc một trong các trường hợp: Không lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí,Lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí nhưng khơng phù hợp với đề án du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của pháp luật hoặc buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi nêu trên; đối với hành vi khai thác rừng trái pháp luật tại Vườn quốc gia, tùy theo từng loại gỗ và khối lượng gỗ khai thác trái phép, đối tượng vi phạm bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng, hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện, đình chỉ hoạt động, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; Đối với hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật thì bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng, hình thức phạt bổ sung là Tịch thu tang vật, dụng cụ, cơng cụ vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
Đối với các hành vi liên quan đến quản lý đất đai như chuyển mục đích sử dụng đất tại VQG; lấn chiếm đất VQG thì bị xử lý theo quy định của nhà nước về quản lý đất đai tại rừng đặc dụng theo Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ.Hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng mà khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khơi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Hành vi lấn, chiếm đất đất rừng đặc dụng thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khơi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Tại Bộ Luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định trách nhiệm hình sự đối với một số hành vi xâm hại môi trường tại Vườn quốc gia như: vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Cơng ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng trong phạm vi Vườn quốc gia, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ hai, gồm các quy định xử lý hành vi vi phạm về quản lý nhà nước tại Vườn quốc gia. Các hành vi này bao gồm: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường;lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm tại VQG; Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật.Chủ thể của nhóm này là các tổ chức, cá nhân thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại VQG. Khi các chủ thể này thực hiện các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình gây hại đến rừng thường gây ra hậu quả nặng nề, chính vì lẽ đó, nhóm các hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự, ngồi ra, các chủ thể vi phạm cịn phải chịu các hình phạt xử phạt bổ sung như bị phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy có thể thấy các quy định về xử lý vi phạm đối với hành vi xâm hại môi trường tại VQG được thể hiện khá đầy đủ, chi tiết tại các văn bản quy phạm pháp luật như Luật, Nghị định,… quy định đầy đủ các chế tài xử phạt hành chính, xử lý trách nhiệm hình sự của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm. Từ việc hồn thiện hệ thống pháp luật về mơi trường, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường tại VQG của người dân ngày càng được nâng cao.