Quy địnhvề sự tham gia củacộngđồng dân cư vào hoạt động bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường tại vườn quốc gia theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 46)

bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia

Cộng đồng bao gồm tồn thể những người sống thành một xã hội có những điểm tương đồng về mặt văn hố truyền thống, có mối quan hệ sản xuất, đời sống gắn bó với nhau và thường có danh giới khơng gian trong một làng bản”. Theo Khoản 24 Điều 2 Luật Lâm nghiệp năm 2017, thì Cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, bn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, điểm dân cư tương tự và có cùng phong tục, tập quán. [22] Như vậy, cộng đồng có thể là cộng đồng dân cư thơn, làng bản, cộng đồng các dịng họ, các nhóm người có những đặc điểm và lợi ích chung,… trong phạm vi nghiên cứu này, cộng đồng được hiểu theo nghĩa cộng đồng địa phương thơn, xóm. Quản lý cộng đồng tại VQG là quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên động vật, thực vật mà trong đó phát huy được năng lực nội sinh của cộng đồng cho hoạt động quản lý. Những giải pháp quản lý cộng đồng tại VQG luôn chứa đựng những sắc thái của phong tục tập quán, ý thức tôn giáo, nhận thức, kiến thức của người dân, đặc điểm quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm, chính sách pháp luật,… trong khi các nước công nghiệp phát triển đề cao vai trị cá nhân, thì các nước đang phát triển đặc biệt là vùng Châu Á - Thái Bình Dương như nước ta thì vấn đề gia đình và cộng đồng lại được đánh giá cao. [18]

Trong nhiều trường hợp, quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng đã đem lại những hiệu quả to lớn cho phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Quản lý cộng đồng tại VQG là hoạt động quản lý được thực hiện trên diện tích được giao cho các hộ gia đình, các nhóm hộ, các tổ chức chính trị xã hội ở thôn bản, hay cho cả thôn bản. Quản lý cộng đồng ở Việt Nam đã có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu tại một số cộng đồng các dân tộc có đời sống sinh hoạt liên quan chặt chẽ với môi trường thiên nhiên như các vùng đất ngập nước, các khu rừng tự nhiên... Hình thức quản lý này thường gắn với các luật tục tại các cộng đồng. Đây là một hình thức của tri thức bản địa liên quan đến cộng đồng buôn làng. Các cộng đồng đã có

nhiều kinh nghiệm và truyền thống quản lý tài nguyên rừng theo hướng sử dụng tài nguyên thiên nhiên ổn định và bền vững. trong thời gian dài tại nhiều vùng khác nhau, quản lý rừng và mơi trường của cộng đồng đã đóng một vai trị rất quan trọng và mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân về các mặt: Bảo vệ và quản lý việc khai thác nguồn tài nguyên rừng và môi trường sinh thái; Xác định các quan hệ sở hữu đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường; Củng cố mối quan hệ xã hội trong cộng đồng các dân tộc. [18]

Trên cơ sở giao đất lâm nghiệp, các tổ chức lâm nghiệp của Nhà nước hỗ trợ cộng đồng thôn bản tự quản lý một cách bền vững tài nguyên rừng dựa trên sự phối hợp và hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng cũng như giữa cộng đồng với tổ chức chính quyền địa phương. Quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng tại cộng đồng nhằm đạt được các mục tiêu tăng thu nhập, tăng các sản phẩm lấy từ rừng, tăng độ che phủ của rừng, cải thiện nguồn nước nhưng không trái pháp luật của Nhà nước. Như vậy, quản lý cộng đồng tại VQG là tất cả các hoạt động quản lý rừng, mặt nước, vùng ngập nước do người dân thơn bản (hộ gia đình, nhóm hộ, thơn, bản) thực hiện trên diện tích đất lâm nghiệp được giao và khoán trên cơ sở hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng với các tổ chức ngoài cộng đồng.

Việc quản lý cộng đồng tại VQG được thể hiện rõ nhất tại các Vùng đệm.Theo Khoản 25 Điều 2 Luật Lâm nghiệp năm 2017, vùng đệm là vùng rừng, vùng đất, vùng mặt nước nằm sát ranh giới của khu rừng đặc dụng có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến khu rừng đặc dụng. [22] Như vậy, vùng đệm của Vườn quốc gia là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm liền kề với VQG bao gồm toàn bộ hoặc một phần các xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới với VQG. Vùng đệm được xác lập nhằm ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại của con người tới VQG. Vùng đệm có vai trị hết sức quan trọng đối với bảo tồn và phát triển, song việc quản lý vùng đệm gặp nhiều khó khăn và thách thức, địi hỏi phải có nhiều biện pháp tổng hợp về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật, xã hội, tuyên truyền và phải huy động nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau lâu dài, liên tục. Các bên liên

quan trong quản lý vùng đệm và VQG phát huy vai trị, trách nhiệm của mình đối với bảo tồn và phát triển. Ban quản lý VQG tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tự nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của VQG. Cơ quan chính quyền Nhà nước trên địa bàn vùng đệm lập dự án đầu tư phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn để ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư, đồng thời thiết lập quy chế trách nhiệm của cộng đồng dân cư với từng hộ gia đình trong việc bảo vệ và bảo tồn khu rừng đặc dụng. Diện tích vùng đệm khơng tính vào diện tích củaVQG. Như vậy tất cả các VQG đều phải có vùng đệm, đây là chiếc nơi, là vành đai bao quanh có tác dụng bảo vệ vùng lõi VQG. Vì vậy, đầu tư xây dựng và quản lý vùng đệm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đầu tư phát triển vùng đệm nhằm giảm nhẹ nguy cơ, thách thức và những khó khăn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học. Mọi cố gắng đầu tư xây dựng và quản lý vùng đệm là để giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển nông thôn. Đây là một vấn đề phức tạp, địi hỏi phải có hàng loạt các biện pháp tổng hợp: Kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, thông tin truyền thông và phải huy động nội lực của nhiều ngành khác nhau. Yêu cầu quan trọng của việc quản lý vùng đệm là phải thu hút được sự tham gia của các bên liên quan. Trong đó, đặc biệt đề cao vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của người dân trong cộng đồng địa phương. Quản lý vùng đệm được nhìn nhận như là một hành động can thiệp dài hạn nhằm đạt được tính bền vững về sinh thái, xã hội, tổ chức kinh tế. Để phát huy vai trò của vùng đệm đối với bảo tồn và phát triển, trước hết cần phải giải quyết những vấn đề sau: Phải có quy hoạch vùng lõi và vùng đệm rõ ràng, có mốc giới kiên cố; Xác định cơ chế chia sẻ lợi ích có hiệu quả. Người dân được hưởng lợi gì từ VQG; Xác định rõ ràng mục tiêu phát triển vùng đệm và có các dự án để thực hiện mục tiêu đó; Phối hợp tốt các chương trình, dự án của các cấp, các ngành khác nhau trên cùng một địa bàn; Xây dựng cơ chế phối hợp cùng tham gia giữa các bên liên quan. Trong các vấn đề trên thì sự tham gia và hỗ trợ của người

dân địa phương là hết sức quan trọng. Các mục tiêu của dự án phải phù hợp với nguyện vọng của người dân. Người dân phải thực sự làm chủ trong vùng đệm về tài nguyên, công việc và quyền lợi. Chỉ khi họ trở thành người chủ đích thực thì họ sẽ có trách nhiệm với chính nơi mà họ đang sinh sống.

Cộng đồng dân cư có hiểu biết sâu sắc về tình trạng và biến động của hệ sinh thái nơi họ sống, đời sống và sinh kế của họ gắn liền với rừng, hệ động vật, thực vật. Cộng đồng dân cư sinh sống bên trong và xung quanh VQG chủ yếu là người dân tộc thiểu số, người dân nghèo, đời sống kinh tếđặc biệt khó khăn, họ đã tiến hành khai hoang, trồng trọt, sinh sống ổn định lâu đời ở VQG, trước cả khi có quyết định cơng nhận VQG. Khi Nhà nước thành lập những khu VQG, những hộ dân đang sinh sống lâu đời tại đây gặp rất nhiều khó khăn. Họ khơng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà mình sinh sống lâu đời, điều này dẫn đến hệ quả là họ không thể vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, với những hộ dân sinh sống trong vùng lõi, họ phải chấp hành nghiêm ngặt các quy định của VQG, họ không được trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như keo, cao su... Không được san lấp, ủi đất, san nền nhà, hay xây dựng các cơng trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, khơng đào ao thả cá. Kiểm lâm chỉ cho phép trồng những loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế khơng cao như lúa, ngô, sắn. Khiến cho đời sống kinh tế của người dân vùng lõi đã khó khăn, nay cịn khó khăn hơn. Do đó, cần phải có những cơ chế, chính sách phù hợp cho cộng đồng dân cư sinh sống bên trong và xung quanh VQG để đảm bảo đời sống cho người dân, từ đó giúp bảo vệ mơi trường, bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG một cách hiệu quả hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ môi trường tại vườn quốc gia theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại vườn quốc gia bái tử long, tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)