Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí VQG Bái Tử Longtheo Quyết định số 85/2001/QĐ-TTg ngày 1/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ
Vườn quốc gia Bái Tử Long thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cách thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn 20 km về phía Đơng và cách Vịnh Hạ Long khoảng 60 km về phía Đơng Bắc. Vườn quốc gia Bái Tử Long được thành lập trên cơ sở mở rộng và chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đảo Ba Mùn theo quyết định số 85/QĐ-TTg, ngày 01 tháng 6 năm 2001 của Thủ Tướng Chính phủ, có diện tích tự nhiên là 15.283 ha, là nơi hội tụ cả 3 hệ sinh thái cơ bản gồm: Hệ sinh thái núi đất, hệ sinh thái núi đá vôi và hang động, hệ sinh thái biển (bao gồm các rạn san hô, cỏ biển và rừng ngập mặn). Các hệ sinh thái này đã tạo nên một tổ hợp sinh cảnh vẹn toàn cho Vườn quốc gia với nhiều giá trị đa dạng sinh học. Đây là trường hợp độc đáo trong hệ thống các vườn quốc gia của Việt Nam cũng như trên thế giới khi có cả ba hệ sinh thái điển hình và cịn khá nguyên vẹn.Vườn quốc gia Bái Tử Long là nơi sinh sống của nhiều lồi động, thực vậtđiển hình, đã xác định được 2212 lồi sinh vật có trong Vườn quốc gia, gồm 992 loài động, thực vật rừng trên đảo và 1.220 lồi động, thực vật biển, trong số này có nhiều lồi có giá trị bảo tồn cao, được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và Nghị định 32/2006, Nghị định
160 của Chính phủ như khỉ vàng, báo lửa, bồ câu nâu, rái cá, rùa biển (vích và đồi mồi); lát hoa, trai lý, v.v… [2, tr.1]
Ngày 19/5/2017, VQG Bái Tử Long được công nhận là Vườn di sản ASEAN thứ 38 trong khu vực vì những giá trị đa dạng sinh học về hệ động, thực vật và sự đa dạng về hệ sinh thái, cảnh quan.Với vị trí đặc biệtnằm trong vành đai khu vực di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, VQG Bái Tử Long là khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên, nhiều hang động, các thung, áng xen với các hệ sinh thái rừng tự nhiên nguyên sinh còn nguyên vẹn. Các giá trị về mặt cảnh quan gồm các dãy núi đá, quần thể các hòn đảo, rừng tự nhiên thường xanh, rừng ngập mặn, các bãi cát trắng phục vụ du lịch.VQG Bái Tử Long cũng có nhiều di tích lịch sử, những di chỉ khảo cổ tìm được ở hang Soi Nhụ liên quan đến dấu tích người Việt cổ ở giữa thời kỳ đồ đá cũ và đồ đá mới,….