ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT Ở VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THI HÀNH TẠI VIỆT NAM
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở và nâng cao hiệu quả thi hành tại Việt Nam đất nông nghiệp sang đất ở và nâng cao hiệu quả thi hành tại Việt Nam
3.1.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở đất nông nghiệp sang đất ở
Từ các kết quả nghiên cứu của Chương 1 và Chương 2, học viên cho rằng hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở dựa trên một số định hướng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế.
Quan điểm, đường lối của Đảng là sự định hướng chính trị cho công tác soạn thảo, ban hành và thực thi pháp luật. Dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước thể chế hóa thành các quy định của pháp luật để điều chỉnh các quan hệ đất đai nói chung và quan hệ về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở nói riêng.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa vấn đề bảo vệ đất nông nghiệp với chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất ở một cách hợp lý.
Như phần trên đã phân tích, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở là điều khó tránh khỏi nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu
quá trình này diễn ra một cách ồ ạt và không tính đến hiệu quả kinh tế sẽ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, đe dọa an ninh lương thực quốc gia, công ăn việc làm của hàng ngàn hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp … Do đó, hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa vấn đề bảo vệ đất nông nghiệp với chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất ở một cách hợp lý.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải giải quyết được việc điểu tiết phần chênh lệch về địa tô được tạo ra từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất vào ngân sách nhà nước.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở tạo ra sự chênh lệch về địa tô rất lớn. Đây còn được gọi là phần giá trị tăng thêm từ đất đai không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại. Trên thực tế, pháp luật đất đai đã không giải quyết hiệu quả việc điểu tiết phần giá trị tăng thêm này vào ngân sách nhà nước mà để phần lớn sự chênh lệch về địa tô do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở rơi vào túi các nhóm lợi ích khiến họ giàu lên một cách nhanh chóng. Trong khi đó, toàn dân với tư cách đại diện chủ sở hữu đất đai lại không được hưởng phần giá trị tăng thêm này.
Như vậy, dường như đất đai thuộc sở hữu toàn dân là “vỏ bọc” để các nhóm
lợi ích xâu xé tài nguyên đất đai, thu được những nguồn lợi béo bở; trong khi đại đa số người dân và các thế hệ cha ông đã đổ mồ hôi, công sức, xương máu để khai phá, bồi bổ, cải tạo, bảo vệ, giữ gìn đất đai lại không được hưởng. Đây là một sự vô lý và bất công. Chừng nào pháp luật không điều tiết, giải quyết có hiệu quả vấn đề này thì chừng đó tham nhũng, tiêu cực về đất đai vẫn tồn tại và khó bị kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi.
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải dựa trên sự tổng kết thực tiễn thi hành lĩnh vực pháp luật này.
Pháp luật suy cho cùng là sản phẩm do con người tạo ra nên khó tránh khỏi sự ảnh hưởng mang ý chí chủ quan của nhà làm luật. Mức độ phù hợp và hiệu quả của các quy phạm pháp luật đến đâu thì chỉ thông qua thực tiễn thi hành mới đưa ra câu trả lời chính xác, đầy đủ. Có nghĩa là thực tiễn là sự kiểm nghiệm, thước đo chính xác nhất mức độ phù hợp của pháp luật. Thông qua việc tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở mới phát hiện những “kẽ hở”; “khoảng trống” để bổ sung các quy định điều chỉnh; mới phát hiện những quy định nào bất cấp, không còn phù hợp để sửa đổi, thay thế bằng các quy định mới phù hợp hơn. Vì vậy,