Tình hình thực hiện các dự án PPP trước năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án ppp kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho việt nam (Trang 79 - 81)

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư năm 2012 về tình hình triển khai các dự án đầu tư BOT, BTO và BT tại Việt Nam giai đoạn 1994-2010 được trích dẫn và tổng hợp trong bài nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (2014), tính đến thời điểm 31/12/2010, có 35 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và 02 Bộ có dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT. Tổng số dự án có tất cả 384 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư 1.114.663 tỷ đồng đã được cấp phép và đang kêu gọi đầu tư. Trong số đó, các địa phương quản lý 342 dự án với tổng số vốn đầu tư là 660.832 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89,1% về số dự án và 59,3% về tổng vốn đầu tư. Bộ Giao thông vận tải quản lý 29 dự án với tổng số vốn đầu tư là 88.111 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,6% về số dự án và 7,9% về vốn đầu tư; Bộ Công thương quản lý 13 dự án với tổng số vốn đầu tư là 365.720 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,4% về số dự án và 32,8% về số vốn đầu tư.

Phân loại dự án theo hình thức đầu tư như sau:

Dự án BOT: 129 dự án với tổng số vốn đầu tư 604.389 tỷ đồng; Dự án BTO: 02 dự án với tổng số vốn đầu tư 918 tỷ đồng; Dự án BT: 211 dự án với tổng số vốn đầu tư 324.129 tỷ đồng;

Dự án BT kết hợp BOT: 42 dự án với tổng vốn đầu tư 185.227 tỷ đồng

Hình 3.1: Tỷ trọng số các sự án phân theo hình thức đầu tư (%)

Xét về số dự án, chủ yếu là dự án đầu tư theo hình thức BT, chiếm 54,95%; tiếp đến là dự án theo hình thức BOT, chiếm 33,59%; dự án BT kết hợp BTO chiếm 10,94%; hình thức dự án BTO chỉ chiếm 0,52%.

Hình 3.2: Tỷ trọng vốn đầu tư các dự án phân theo hình thức đầu tư (%)

Nguồn: (Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam, 2014)

Trong khi đó, xét về vốn đầu tư, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn đầu tư là dự án đầu tư theo hình thức BOT, chiếm 54,22%; dự án theo hình thức BT tuy chiếm tỷ trọng số dự án nhiều nhất, nhưng chiếm 29,08% tỷ trọng về vốn; dự án BT kết hợp BTO chiếm 16,62%; hình thức dự án BTO chỉ chiếm 0,08%.

Phân theo lĩnh vực đầu tư:

 Xây dựng công trình giao thông: 254 dự án với tổng vốn đầu tư 563.114 tỷ

đồng;

 Xây dựng hệ thống cấp nước sạch: 08 dự án với tổng vốn đầu tư 4.490 tỷ đồng;

 Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải và cải tạo môi trường: 50

dự án với tổng vốn đầu tư 139.403 tỷ đồng;

 Xây dựng nhà máy điện, đường dây tải điện: 13 dự án với tổng vốn đầu tư

365.720 tỷ đồng;

 Xây dựng nhà làm việc, khu công nghiệp, khu đô thị và các dịch vụ công cộng

Hình 3.3: Tỷ trọng số dự án phân theo lĩnh vực đầu tư (%) và tổng vốn đầu tư

Nguồn: (Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam, 2014)

Xét về số dự án, chiếm chủ yếu là dự án xây dựng các công trình giao thông, chiếm 66,15%; tiếp đến là các dự án xây dựng nhà làm việc, khu công nghiệp, khu đô thị và các dịch vụ công cộng khác chiếm 15,36%; Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải và cải tạo môi trường chiếm 13,02%; xây dựng nhà máy điện, đường dây tải điện là 3,39%; xây dựng hệ thống cấp nước sạch là 2,08%.

Xét về tổng vốn đầu tư, tương ứng với đó, vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông chiếm đến 50,52% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó, xây dựng nhà làm việc, khu công nghiệp, khu đô thị và các dịch vụ công cộng khác tuy chiếm 15,36% về số dự án nhưng chỉ chiếm 3,76% tổng vốn. Ngược lại, xây dựng nhà máy điện, đường dây tải điện chỉ chiếm 3,39% số dự án, nhưng lại chiếm tới 32,81% tổng số vốn. Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải và cải tạo môi trường chiếm 12,51% tổng vốn. Xây dựng hệ thống nước sạch chỉ chiếm 0,4%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án ppp kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho việt nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)