Tình hình thực hiện các dự án PPP từ 2010 trở lại đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án ppp kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho việt nam (Trang 81 - 84)

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, trong đó đột phá trọng tâm là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn. Ước tính số vốn cần để đầu tư cơ sở hạ tầng vào khoảng 160 - 170 tỷ USD. Tuy nhiên, dự báo nguồn vốn trái phiếu chính phủ và vốn ODA trong khoảng 5 năm tới chỉ đạt khoảng 100 - 110 tỷ USD và Việt Nam cần phải huy động thêm 50 - 60 tỷ USD trong

khoảng thời gian còn lại để đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012). Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác công tư ban hành ngày 9/11/2010 có hiệu lực từ ngày 15/1/2011 với thời gian thí điểm từ 3 đến 5 năm, đã bước đầu vận dụng mô hình PPP hiện đại trong thu hút vốn đầu tư tư nhân. Mô hình hợp tác công tư (PPP) trong việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng được coi là hướng đi đúng đắn của Việt Nam trong giai đoạn này.

Những mục tiêu chính được đề ra cho việc triển khai mô hình PPP bao gồm:

 Hỗ trợ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội: giảm nghèo và thúc đẩy

tăng trưởng bền vững, tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản;

 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Việt Nam: giảm chi phí giao dịch cho

doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và cơ hội đầu tư;

 Nâng cao hiệu quả đầu tư công thông qua giảm nợ công và huy động các

nguồn khác nhau trên thị trường vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng.

Theo Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg, có 8 lĩnh vực được thực hiện thí điểm PPP là đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường sông, hệ thống xử lý nước thải (lỏng và rắn), điện năng và y tế. Đối với các dự án PPP thì vốn nhà nước tối đa là 30%, còn lại là của tư nhân trong nước hoặc nước ngoài, nhưng trong 70% còn lại thì 30% phải là vốn chủ sở hữu, còn lại thì tư nhân được phép đi vay nhưng phải đảm bảo không được dẫn đến nợ công.

Sau hơn 5 năm triển khai thí điểm, sự chậm trễ trong triển khai thí điểm mô hình hợp tác công - tư (PPP) đang khiến hình thức đầu tư này không đạt kỳ vọng như ban đầu. Theo thống kê kể từ khi quyết định 71 về thí điểm hợp tác đầu tư công - tư (PPP) ra đời năm 2010 đã có 38 dự án được đề xuất, song chưa dự án nào được triển khai ngoại trừ Dự án Dầu Giây - Phan Thiết. Tuy vậy, dự án này vẫn gặp nhiều khó khăn vì thiếu sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân.

Chỉ có các dự án điện năng theo hình thức BOT, BT, BTO truyền thống là chiếm ưu thế với hơn 40 dự án được thực hiện cho thấy mô hình PPP tuy đã được quy định và áp dụng chính thức ở Việt Nam nhưng còn quá khiêm tốn và đơn điệu.

Theo đó, trang thông tin về PPP của World Bank cho thấy trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2016, có tới 46 dự án điện năng được triển khai với tổng quy mô gần 6 tỷ USD, chiếm gần 95% tổng đầu tư dự án theo hình thức BOT, BT, BTO tại Việt Nam. Chỉ có 3 dự án đầu tư là thuộc các lĩnh vực khác, cụ thể: Dự án BT Quốc lộ 20 khởi công năm 2014 với vốn đầu tư 275,5 triệu USD và dự án BOT Cảng Container Quốc tế Cái Lân năm 2010 với vốn đầu tư 155 triệu USD thuộc lĩnh vực giao thông vận tải; Dự án BOT cấp nước Kênh Đông với vốn đầu tư 7 triệu USD thuộc lĩnh vực nước sạch và xử lý chất thải.

Một số dự án tiêu biểu khác trong giai đoạn này về quy mô có thể kể đến: Dự án BOT nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 năm 2011 với tổng vốn đầu tư 1,95 tỷ USD; Dự án BOT nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 năm 2014 với tổng vốn 1,74 tỷ USD và dự án BOT Nhà máy điện Hội Xuân năm 2016 với vốn đầu tư 200 triệu USD được bảo lãnh bởi Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA) thuộc Ngân hàng Thế giới.

Tiêu biểu trong năm 2018 là dự án sân bay Vân Đồn. Cảng hàng không Quốc tế Quảng Ninh hay Sân bay Quốc tế Vân Đồn là một dự án sân bay đang được xây dựng tại huyện đảo Vân Đồn, Quảng Ninh. Theo Quyết định 1296/QĐ-TTg Phê duyệt quy hoạch KTT Vân Đồn 19/08/2009 của Thủ tướng CP; Quyết định 21/QĐ- TTg Phê duyệt QH phát triển GTVT hàng không 2020-2030 08/01/2009 và QĐ 576/QĐ-BGTVT Phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không Quảng Ninh 16/03/2012 thì Sân bay Vân Đồn được xây dựng với tiêu chuẩn cấp 4E , sân bay quân sự cấp II; có vai trò là cảng hàng không nội địa đón được các chuyến bay quốc tế; dùng chung dân dụng và quân sự. Hiện nay, theo thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh vào đầu tháng 02/2017 thì việc điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Quảng Ninh thành cảng hàng không quốc tế được chấp thuận. Bộ Giao thông Vận tải được giao hoàn tất các thủ tục điều chỉnh quy hoạch, trình Thủ tướng phê duyệt; UBND tỉnh Quảng Ninh đẩy nhanh đầu tư, sớm đưa Sân bay quốc tế Vân Đồn vào khai thác. Sân bay được xây dựng trên diện tích khoảng 400ha, tại xã Đoàn kết, huyện Vân Đồn; với 1 đường CHC kích thước 3.000m x 45m, hướng 03-21, đảm bảo khai thác máy bay B777

hoặc tương đương và 1 đường lăn chủ yếu nhằm mục đích phục vụ du lịch và dịch vụ, đưa người dân và du khách đến với di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và Đặc khu Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đồng thời phục vụ nhu cầu đi lại chất lượng cao của người dân Quảng Ninh, đặc biệt là khu vực miền Đông của tỉnh (từ Cẩm Phả đến Móng Cái). Dự án này đã được Chính phủ đồng ý và giao cho tỉnh Quảng Ninh là cơ quan có thẩm quyền đầu tư xây dựng sân bay, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam một tỉnh tự đứng ra huy động vốn xây dựng sân bay. Chính phủ cũng giao tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Quốc phòng và các cơ quan liên quan thẩm định, phê duyệt, tư vấn giám sát quá trình xây dựng và sử dụng cảng hàng không.

Dự án Sân bay Vân Đồn là một trong các dự án sân bay đầu tiên đầu tư theo hình thức BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao) và hiện đã được giao cho tập đoàn Sungroup làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư dự kiến là gần 2 tỷ USD, được chia làm 3 giai đoạn. Dự án đã được khởi công xây dựng trong năm 2015 và dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 2 năm 2018.

Để đẩy mạnh việc ứng dụng mô hình PPP vào các dự án cơ sở hạ tầng, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức PPP (Nghị định 15) và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (Nghị định 30) cũng đã được Chính phủ ban hành như một yếu tố then chốt để đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân, nhưng việc thực hiện các dự án PPP còn nhiều hạn chế. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay mới có khoảng 30 dự án PPP của 12 bộ, ngành, địa phương đã và đang thực hiện lựa chọn nhà đầu tư theo Nghị định 30 (8 dự án đã chọn được nhà đầu tư), tuy nhiên hầu hết đều áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư ngay từ bước đầu hoặc sau sơ tuyển khi chỉ có một nhà đầu tư tham gia. Điều này cũng cho thấy khung hành lang pháp lý và cơ chế hỗ trợ thu hút của Việt Nam với các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào mô hình PPP còn yếu kém và chưa đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án ppp kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho việt nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)