Từ những kinh nghiệm trong dự án bênh viện Joonalup ở Úc, và dự án thuỷ điện Laibin B ở Trung Quốc, có thể kể ra những phương pháp thu hút vốn đầu tư trong các dự án PPP mà có thể ứng dụng được cho tình hình Việt Nam hiện tại như sau:
Nhà nước mua lại dịch vụ bằng cách trả cho tư nhân một khoản tiền định kì trong một số năm nhất định nhằm trang trải chi phí vốn và mua sắm cơ bản cho pháp nhân trong dự án. Cụ thể, theo hợp đồng, mỗi năm Chính phủ có thể quyết định khối lượng dịch vụ cần mua từ đối tác tư nhân với mức đơn giá nhất định. Theo đó, Chính phủ trả một khoản tiền cố định hàng năm cho khối lượng dịch vụ được mua. Ngoài định mức này, nếu Chính phủ mua thêm dịch vụ thì có thể trả cho đối tác tư nhân mức giá thấp hơn (và cần thương thảo với đối tác tư nhân). Ngoài ra
ở dự án Joonalup thì việc thực hiện dự án gặp thuận lợi ở chỗ Australia có hệ thống giám sát tiêu chuẩn chất lượng của các bệnh viện tốt. Hội đồng về các tiêu chuẩn y tế của Australia có trách nhiệm đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng cho tất cả các bệnh viện, nhờ vậy giúp cho khu vực công có thể giám sát được hoạt động của các bệnh viện công, tư nhân cũng như PPP, đây cũng là một kinh nghiệm cho Việt Nam có thể học tập được.
Bên cạnh đó, kinh nghiệm về việc đảm bảo của chính phủ còn được thể hiện ở dự án thuỷ điện Laibin B của Trung Quốc mà Việt Nam có thể học tập được, có thể kể đến như sau:
- Đối tác tư nhân được trao quyền sở hữu, và có thể chuyển nhương đối với dự
án các cơ sở vật chất, tài chính nếu được cho phép từ chính quyền. Điêu này giúp cho hoạt động kinh doanh của đối tác tư nhân linh hoạt hơn. Ở Việt Nam, có thể áp dụng đến những dự án đầu tư vốn nhiều và có nhiều rủi ro trong kinh doanh chẳng hạn như các dự án sân bay…
- Cũng giống như đối với dự án bệnh viện Joonalup, ở dự án này, chính phủ
cam kết mua lại điện từ đối tác một số lượng tối thiểu ở mỗi năm
- Chính phủ đảm bảo việc cung cấp nhiên liệu để dự án vận hành tốt hơn. Ở
Việt Nam hiện nay, chưa có dự án thuỷ điện được thành lập theo hình thức PPP bởi vì ngành điện đang được độc quyền cung cấp và phân phối bởi tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN), tuy nhiên từ kinh nghiệm thành công của dự án Laibin B này, có thể mở ra một hướng mới nhằm thu hút đầu tư tư nhân vào dự án thuỷ điện.
- Những ưu đãi về thuế cũng như những ưu tiên trong tình huống bất khả
KẾT LUẬN
Hình thức đối tác công – tư (PPP) đã và đang mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân. Tuy vậy, việc thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân còn gặp nhiều khó khăn, do những nguyên nhân từ thể chế chính sách, những nguồn hỗ trợ tài chính từ nhà nước còn nhiều hạn chế.
Luận văn này đã tìm hiểu và nghiên cứu những kinh nghiệm trong việc thu hút vốn đầu tư tư nhân từ một số quốc gia trên thế giới, được chia ra 5 phương thức trong đó có 3 phương thức đầu mang tính chủ chốt và quan trọng nhất, 2 phương thức sau là bổ trợ, những ví dụ điển hình được tác giả đưa vào làm căn cứ cho những phương thức này là từ nhiều dự án, chính sách đã diễn ra và có kết quả trên toàn thế giới. Qua những kinh nghiệm quốc tế này, tác giả đã đưa ra những bài học và kiến nghị trong việc tang cường thu hút vốn đầu tư tư nhân vào các dự án PPP ở Việt Nam.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, phân tích và tổng hợp để có được một số đánh giá cũng như kinh nghiệm từ quốc tế và qua đó đưa ra được một số bài học, kiến nghị, song do nhiều điều kiện hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp để có được những chỉnh sửa nhằm hoàn thiện hơn đề tài của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt
1) Klaus Felsinger, Heather Skilling và Kathleen Booth, 2008. Mối Quan hệ
Đối tác Nhà nước - Tư nhân. Bản quyền thuộc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), 118 trang.
2) Mai Thị Thu Nguyễn Văn Phúc, Đặng Ngọc Trâm, Nguyễn Đoan Trang
Phương, 2013. Hình Thức Đối Tác Công - Tư (Ppp): Kinh Nghiệm Quốc Tế Và
Khuôn Khổ Thể Chế Tại Việt Nam- Nhà xuất bản Tri Thức, 226 trang.
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh
1) Australian Centre for Public Infrastructure, University of Melbourne and
Melbourne University Private (2005), PPPs in Australia.
2) Australian Centre for the Governance and Management of Urban Transport
(GAMUT), University of Melbourne (2010), Sydney Cross City Tunnel,
Australia
3) Colverson và Perera, Samuel and Perera, Oshani. 2012. Harnessing the
Power of Public Private Partnerships: The Role of Hybrid Financing Strategies in Sustainable Development.
4) European Commission. 2003. Guidelines for Successful Public Private
Partnerships. Brussels.
5) Forward, Paul and Aldis, Rob. 2009. Towards a New Public Private
Partnership Model
6) Germany Procurement Law, 2009
7) KDI & ADB (2011), Public-Private Partnership Infrastructure Projects: Case
Studies from the Republic of Korea.
8) Lee, Kyubang and Ha-joong Yoon, 2002. The Ten-Year Plan for Private
Participation in Infrastructure, (KRIHS).
9) Lee, Jungkyu, 2002. “Regulations of PPI Act”, paper presented at the
Workshop on Private Participation in Infrastructure, (KRIHS)
10) Ministry of Municipal Affairs. 1999. Public Private Partnership: A Guide for
11) PPIAF, Toolkit for Public-Private Partnership in Road& Highway: Korean Case, 2009
12) Planning Commission, Government of India. 2004. Report of the PPP Sub-
group on Social Sector.
13) Song, Byung-rok and Junglim Hahm, 2002. Proposals for the Development
of Korean PPI System, (Ministry of Planning and Budget)
14) Thorsten Beckers, Christian von Hirschhausen, and Jan Peter Klatt, 2005.
Current PPP-Model for the German Federal Trunk Roads, Conference on Applied Infrastructure Research
15) UNDP (2012), Argentina and Uruguay - The Martin Garcia Channel.
16) World Bank & Ministry of Finance, 2010. Public Private Partnership
Projects in India - Compendium of Case Studies, India.
17) Jing-Feng Yuan, Mirosław J. Skibniewski, Qiming Li & Jin Shan (2010),
The driving factors of China’s public-private partnership projects in metropolitian transportation systems: Public sector’s viewpoint, Journal of Civil Engineering and Management.
18) Yoo, Sung, Sung Kull , Deputy Minister of Strategy and Finance Deputy