Về vấn đề lựa chọn đối tác tư nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án ppp kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho việt nam (Trang 100 - 101)

Vấn đề lựa chọn đối tác tư nhân, tác giả dựa vào các kinh nghiệm từ Anh trong việc chọn nhà thầu cho dự án Dartford, nhà thầu tham dự dự án cần phải đáp ứng những yêu cầu về năng lực kĩ thuật, kinh nghiệm thực hiện những dự án tương tự… Ngoài ra, đối với tình hình hiện nay của Việt Nam, tác giả xin đề xuất một số biện pháp như sau:

- Về quy trình PPP, cần bổ sung điều khoản quy định rõ về từng bước thực

hiện, theo đó ghi rõ thời gian, trách nhiệm của từng cơ quan, từng bên và phương thức giải quyết vướng mắc trong quá trình đề xuất, đàm phán và triển khai dự án PPP. Đồng thời có chế tài xử lý những trường hợp không làm hết trách nhiệm.

- Về mức trần tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào dự án PPP 30%: Đúng là giới

hạn 30% làm cho một số nhà đầu tư băn khoăn, nhưng căn cứ khoa học của việc tăng mức này 30% (ví dụ: lên 49%) thực sự không vững chắc, có thể giải quyết một vài dự án trước mắt nhưng về lâu dài là khó chấp nhận bởi lẽ một trong những mục tiêu của PPP là huy động vốn từ các nguồn ngoài nhà nước. Do vậy, nếu bắt buộc phải giữ quy định này (với mục tiêu hạn chế đầu tư công chẳng hạn) thì mức 30% là hợp lý.

- Về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn đầu tư, quy định tối thiểu 30% thực

chất là mong muốn bảo đảm tính khả thi về mặt tài chính của dự án. Thông lệ quốc tế thường không có quy định cứng này. Hơn nữa, với các dự án quy mô lớn, giá trị thành tiền của phần 30% này là rất cao, nhà đầu tư khó có thể thu xếp được từ vốn chủ sở hữu. Do vậy, tỷ lệ này nên điều chỉnh giảm hoặc quy định trách nhiệm các bên trong việc thương thảo tùy từng trường hợp cụ thể.

- Bên cạnh đó, các quy định về biện pháp khuyến khích đầu tư, cam kết, đảm

bảo của nhà nước về triển khai dự án cũng cần mở rộng, tạo linh hoạt cho quá trình đám phán và thực hiện dự án.

Như vậy từ chương III, chúng ta có thể hình dung được những chặng đường phát triển cơ bản của mô hình hợp tác công- tư đã và đang diễn ra ở Việt Nam. Có

thể thấy, mô hình hợp tác này có những đóng góp vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam trong xu hướng nguồn vốn ODA cho chính phủ ngày càng có xu hướng thu hẹp, nguồn vốn của từ chính phủ không đủ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ của đất nước, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, từ tình hình hiện tại chúng ta có thể thấy, hợp tác công tư dù mang lại nhiều ưu điểm cho cả nhà nước và tư nhân, nhưng còn tồn tại nhiều khuyết điểm làm giảm đi động lực đầu tư của các doanh nghiệp, các rào cản đó có nguyên nhân chủ yếu từ phía khung thể chế còn nhiều vướng mắc, sự bất hợp lý, chồng chéo trong quản lý của bộ ban ngành cũng như thiếu hụt ngân sách ban đầu từ phía nhà nước. Nhà nước muốn thu hút doanh nghiệp đầu tư vốn vào các dự án PPP cần phải có những thay đổi mạnh mẽ về cơ chế vận hành, khung pháp lý và hỗ trợ cho doanh nghiệp nhiều hơn về mọi mặt. Từ những tồn tại hiện có, tác giả đã đưa ra những quan điểm đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư tư nhân trong mô hình hợp tác công tư. Tác giả hi vọng rằng, trong thời gian tới, khi được áp dụng vào thực tiễn, các đề xuất đó sẽ phát huy tác dụng manh mẽ và góp phần vào công cuộc thúc đẩy nhà đầu từ vào mô hình hợp tác đầu tư đầy tiềm năng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án ppp kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho việt nam (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)