Quy trình lựa chọn đối tác tư nhân và dự án PPP ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án ppp kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho việt nam (Trang 89 - 92)

Các quy trình chi tiết được xây dựng tuân theo quy định pháp luật của Việt Nam, một số quy định chính được áp dụng bao gồm:

- Nghị định 15/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình

thức đối tác công tư (Nghị định 15);

- Nghị định 30/2015/NĐ-CP ban hành ngày 17/03/2015 quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (Nghị định 30);

- Nghị định 32/2015/NĐ-CP ban hành ngày 25/03/2015 về quản lý chi phí

- Nghị định 37/2015/NĐ-CP ban hành ngày 22/04/2015 về hướng dẫn về hợp đồng xây dựng;

- Nghị định 46/2015/NĐ-CP ban hành ngày 12/05/2015 về quản lý chất lượng

và bảo trì công trình xây dựng;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ban hành ngày 18/06/2014;

- Nghị định 59/2015/NĐ-CP ban hành ngày 18/06/2015 về quản lý dự án đầu

tư xây dựng;

- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ban hành ngày 18/06/2014 (Luật Đầu tư

công);

Thông tư 86/2015/TT-BGTVT của Bộ GTVT ban hành ngày 31/12/2015 về

hướng dẫn chi tiết về lĩnh vực đầu tư và nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư – PPP thuộc lĩnh vực giao thông vận tải; Thông tư 02/2016/TT-BKHĐT ban hành ngày 01/03/2016 hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự ánđầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Những dự án được xác định sẽ được đánh giá tại Bước 1 để kiểm tra tính tuân thủ với Nghị định 15, nhằm xem xét liệu dự án này có đáp ứng yêu cầu pháp lý để thực hiện theo mô hình PPP không hoặc có đáp ứng các tiêu chí cần thiết tối thiểu cho một dự án PPP không. Bước 1 sẽ loại bỏ các dự án PPP không phù hợp trước khi được đánh giá chi tiết hơn ở Bước 2.

Các dự án chỉ được tiến hành các bước tiếp theo nếu tuân thủ với các nguyên tắc căn bản được nêu tại Điều 15 của Nghị định 15. Năm nguyên tắc chính và những tiêu chí đánh giá của từng nguyên tắc được thể hiện trong bảng dưới đây Trong Bước 2, các dự án tuân thủ các yêu cầu trong Nghị định 15 sẽ được tiếp tục sàng lọc chi tiết và lập thứ tự ưu tiên bằng cách sử dụng khung Phân tích đa tiêu chí (MCA). Khung phân tích đa tiêu chí xem xét các tiêu chí khác nhau được sắp xếp theo từng nhóm dưới đây:

- Nhu cầu thực hiện dự án;

- Phản ứng/mức độ chấp nhận của thị trường đối với dự án;

- Đặc điểm của dự án và các rào cản tiềm tàng.

Khung phân tích đa tiêu chí phân bổ tỷ trọng cho mỗi nhóm tiêu chí và tính điểm mỗi tiêu chí đánh giá trong từng nhóm. Cách tính điểm và phân bổ tỷ trọng hỗ trợ việc lựa chọn và lập thứ tự ưu tiên các dự án.

Đề xuất dự án được tiến hành cho mỗi dự án đã được sàng lọc tại Bước 2. Theo Điều 16 của Nghị định 15, một đề xuất dự án sẽ bao gồm các nội dung sau:

Phân tích hiệu quả kinh tế của nhu cầu dự án: Các mục tiêu dự án và phân tích khái quát hiệu quả kinh tế của dự án. Phân tích kinh tế sẽ đo lường giá trị đóng góp thuần của dự án xét trên các chi phí và lợi ích gắn với dự án. Hướng dẫn chi tiết về phân tích kinh tế được trình bày ở phần sau.

Phương án đầu tư PPP: Phân tích khái quát các phương án đầu tư khác nhau đang được xem xét để áp dụng cho dự án và lý do lựa chọn phương án đầu tư được đề xuất cùng với ma trận phân bổ rủi ro giữa nhà đầu tư và các CQNNCTQ tương ứng.

Thiết kế sơ bộ: Thiết kế sơ bộ sẽ xác nhận sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển, các nội dung chi tiết có thể bao gồm:

- Địa điểm thi công; quy mô dự án; loại hình và cấp độ công trình thi công

chính của dự án;

- Kế hoạch thực hiện dự án;

- Thuyết minh về phương án thiết kế được lựa chọn cho công trình chính của dự

án

- Đường dây và thiết bị kỹ thuật (nếu có);

- Chất lượng của công trình dự án/ dịch vụ cung cấp.

Phân tích khả thi kỹ thuật: Phân tích khả thi kỹ thuật sẽ bao gồm (i) đặc điểm kỹ thuật của địa điểm thực hiện dự án; (ii) tình trạng về quyền lưu thông (RoW); (iii) phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư; (iv) mức độ sẵn có của các công nghệ để thực hiện dự án; và (v) các tác động môi trường của dự án.

Phân tích khả thi về tài chính: Được tiến hành để đánh giá tính khả thi tài chính của dự án. Phân tích sơ bộ về tính khả thi tài chính bao gồm dự kiến ban đầu về chi phí vốn và chi phí vận hành, dự kiến doanh thu, vốn góp của Nhà nước, các

ưu đãi đầu tư/ bảo đảm và tỷ suất nội hoàn tài chính (khi có hoặc không có sự hỗ trợ từ Chính phủ). Một mô hình tài chính có thể được xây dựng để hỗ trợ bước phân tích này.

Khảo sát thị trường sơ bộ: Để đánh giá sự quan tâm của thị trường, CQNNCTQ sẽ tiến hành công tác khảo sát thị trường sơ bộ bao gồm các cuộc thảo luận ban đầu với các nhà đầu tư và bên cấp vốn tiềm năng để đánh giá xem các bên tư nhân có khả năng thực hiện hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án ppp kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho việt nam (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)