Danh mục các ngành ưu tiên thu hút FDI và các công ty đa Quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 42 - 45)

và các công ty đa Quốc gia

Ngành mục tiêu Các công ty đa Quốc gia mục tiêu

Công nghệ thông tin Mỹ, Nhật Bản, EU, Singapore, Ấn Độ Điện tử Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc

Hoá chất Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc Dầu khí Mỹ, EU, Nga Chế biến thực phẩm Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc

Dệt may, Da giầy Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore Xây dựng hạ tầng KCN Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc Tài chính, ngân hàng EU, Mỹ, Trung Quốc

Bảo hiểm EU, Mỹ, Trung Quốc

(Nguồn: Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,2014)

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy các công ty đa quốc gia đang có xu hướng đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, và càng đa dạng theo các ngành.

Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam là nước có môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ổn định, hơn nữa các Bộ, ngành và địa phương đều rất tích cực trong việc thu hút FDI và có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành. Điều này đã góp phần biến Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Năm 2018 là năm thứ 8 thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 và Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 7,08%, cao nhất kể từ năm 2011. Bên cạnh đó, 12 chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đạt và vượt kế hoạch; xuất siêu 7,2 tỷ USD, cao gấp 2,7 lần năm 2017. Đây đồng thời là năm thành công đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2018, vốn FDI thực hiện đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017, chiếm 22% tổng

33

vốn đầu tư xã hội. Đó là tỷ trọng hợp lý khi doanh nghiệp trong nước đang tăng nhanh và có quy mô ngày càng lớn.

Về vốn đăng ký, tính đến ngày 20/12/2018, cả nước có 3.046 dự án mới với vốn đăng ký gần 18 tỷ USD, bằng 84,5% năm 2017, có 1.169 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn 7,59 tỷ USD, bằng 90,3%; 6.496 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với 9,89 tỷ USD, tăng 59,8% so với 2017. Tổng vốn đăng ký mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần đạt 35,46 tỷ USD, bằng 98,8% năm 2017.

Theo lĩnh vực đầu tư thì năm 2018 vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, số liệu được thể hiện trong biểu đồ Hình 2.1: Lĩnh vực thu hút FDI lớn nhất trong năm 2018

Hình 2.1: Lĩnh vực thu hút FDI lớn nhất năm 2018

(Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài, 2018)

Theo hình 2.1 lĩnh vực thu hút FDI hàng đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 16,58 tỷ USD, chiếm 46,7% vốn đăng ký, tiếp đến là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 6,6 tỷ USD, chiếm 18,6% và thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với 3,67 tỷ USD, chiếm 10,3% vốn đăng ký. Các lĩnh vực khác chiếm 24,4%. Cũng trong năm nay, theo địa bàn đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 59 tỉnh, thành phố trên cả nước thì Thành phố thu hút FDI đứng đầu là Hà Nội với

34

USD, chiếm 16,7%, Hải Phòng với 3,1 tỷ USD chiếm 8,7% còn lại là các tỉnh thành khác số liệu được thể hiện dưới hình 2.2 Thu hút FDI theo tỉnh/ thành phố năm 2018 dưới đây:

Hình 2.2: Thu hút FDI theo Tỉnh/ Thành phố năm 2018

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2018)

Các thành phố thu hút FDI vào đầu tư một số dự án lớn có thể kể đến như: Dự án Thành phố thông minh tại Đông Anh, Hà Nội với số vốn 4,138 tỷ USD do Sumitomo Corporation (Nhật Bản) đầu tư xây dựng khu đô thị thông minh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, dự án Nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) 1,201 tỷ USD do HYOSUNG CORPORATION (Hàn Quốc) đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Dự án Công ty TNHH Laguna (Việt Nam), do Singapore đầu tư tại Thừa Thiên Huế đã điều chỉnh tăng vốn 1,12 tỷ USD, dự án Nhà máy LG Innitek Hải Phòng (Hàn Quốc), sản xuất mô đun Camera điều chỉnh tăng vốn 501 triệu USD; Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) tăng vốn 500 triệu USD, v.v…

Xét về đối tác đầu tư, các đối tác đầu tư FDI chủ yếu vào Việt Nam vẫn là những nước đã có quan hệ ngoại giao lâu dài với nước ta như Nhật Bản, Trung

35

Quốc, Hàn Quốc, các nước thuộc khối ASEAN như Singapore, Malaysia. Top 10 các Quốc gia đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam 2018 được thể hiện trong bảng 2.1 dưới dây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 42 - 45)