7. Kết cấu luận văn
3.2.5. Giải pháp 5: Thực hiện chính sách chăm sóc sau đầu tư để giữ chân nhà
có tính chất khuyến khích mạnh mẽ và bền vững hơn để thu hút những hành vi này.
Nội dung chi tiết của các chính sách ưu đãi như trên sẽ cần có những phân tích sâu hơn về loại doanh nghiệp mục tiêu, những rào cản chính mà những doanh nghiệp này đang gặp phải và kết quả chính xác hơn mà nhà nước mong muốn có được. Các quốc gia trên khắp thế giới có nhiều loại chính sách ưu đãi khác nhau hướng đến công nghệ và nâng cao kỹ năng. Ngoài các ưu đãi thuế, các ưu đãi ngoài thuế (ưu đãi tài chính) dưới hình thức hỗ trợ tài chính, phiếu ưu đãi, khoản vay lãi suất thấp, giảm giá đầu vào, v.v... có thể được sử dụng để xử lý một số nhược điểm của thị trường mà Chính phủ đang khắc phục.
3.2.5. Giải pháp 5: Thực hiện chính sách chăm sóc sau đầu tư để giữ chân nhà đầu tư đầu tư
Chăm sóc sau đầu tư là một chức năng chiến lược của công tác xúc tiến đầu tư, với cùng các bên đối tác và mục tiêu rất giống nhau (cải cách, đầu tư, việc làm) như thu hút đầu tư, nhưng cần được nâng tầm lên thành những chức năng chính của các cơ quan như Cục ĐTNN. Chăm sóc sau đầu tư hiệu quả sẽ đóng vai trò chính trong việc thu hút mở rộng đầu tư, hiện chiếm tới 75% nguồn vốn FDI hàng năm từ các quốc gia OECD và trên 30% nguồn vốn FDI từ các quốc gia ngoài OECD.
Sau đây là một số nội dung yếu tố quan trọng khác về sự phù hợp của công tác chăm sóc sau đầu tư đối với Việt Nam và Cục ĐTNN:
Trong một số trường hợp còn tồn tại sự chênh lệch lớn giữa phê duyệt/đăng ký đầu tư và dự án đầu tư đang hoạt động.
Nhà đầu tư cần có đối tác trong nước chủ động, có khả năng giải quyết vấn đề, vận động ủng hộ cải thiện môi trường đầu tư, cung cấp thông tin cũng như thực hiện dịch vụ kết nối và điều phối hiệu quả.
“Sự hài lòng của nhà đầu tư” chính là một công cụ marketing hiệu quả và là một tín hiệu tích cực gửi đến thị trường;
80
“Có tới 3/4 cơ quan xúc tiến đầu tư cho biết chăm sóc sau đầu tư là một trong những phương pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất để xác định cơ hội và tạo ra các nhu cầu đầu tư mới” (khảo sát của IBM).
Những lợi ích về mặt phát triển tại địa phương từ FDI sẽ không tự nhiên mà có.Tăng cường phát triển mối liên kết với các nhà cung cấp địa phương là yếu tố quan trọng để chăm sóc sau đầu tư hiệu quả.
Chính phủ Việt Nam tuy đã có nhiều nỗ lực đáng hoan nghênh để tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng Cục ĐTNN cần lưu ý rằng những rủi ro chính trị (kể cả rủi ro tiềm tàng) mà nhà đầu tư thường quan ngại nhất là những rủi ro có liên quan đến hành động của nhà nước.
Cần thiết xây dựng các nội dung về chính sách chăm sóc nhà đầu tư cũng như các nội dung liên quan đến vận động đầu tư, tái đầu tư như:
1. Chính sách đầu tư
2. Xúc tiến và tạo thuận lợi cho đầu tư 3. Chính sách thương mại
4. Chính sách cạnh tranh 5. Chính sách thuế 6. Quản lý nhà nước 7. Quản trị công ty
8. Chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động một cách có trách nhiệm
9. Phát triển nguồn nhân lực
10. Khung chính sách đầu tư về tăng trưởng xanh 11. Đầu tư tư nhân vào hạ tầng
81