Một số chỉ số cơ bản của nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 54 - 58)

Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tốc độ tăng GDP (thay đổi % so với năm

trước) 5.42 5.98 6,68 6,21 6,81 7.08

GDP/đầu người (tính theo USD) 1960 2028 2109 2215 2385 2587

Xuất khẩu (tính theo tỷ giá, tỷ USD) 132,2 150 162,4 175,9 213,8 244,7

Nhập khẩu (tính theo tỷ giá, tỷ USD, làm

tròn) 131,3 148 165,6 173,3 211,1 237,5

FDI - đăng ký (tính theo tỷ USD, làm tròn 143 16,5 15,6 15,18 21,3 18

FDI-thực hiện (tính theo tỷ USD) 11,5 12,5 14,5 15,8 12 19,1

Chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân (tăng

giảm % so với năm trước) 6,04 4,09 0,63 4,74 3,53 3,54 Năng suất lao động (tính theo tỷ giá thực

tế USD/ người) 3287 3515 3657 3853 4159 4512

45

Trong năm 2018, Việt Nam tích cực xúc tiến các hiệp định thương mại tự do và đạt được nhiều thành tựu lớn. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 tăng 13.6% so với năm 2017. Thặng dư thương mại đạt 7.21 tỷ USD. Các hiệp định thương mại sẽ là cơ sở giúp các ngành nghề truyền thống của Việt Nam như dệt may, da giầy, thủy sản, đồ gỗ.. có nhiều cơ hội cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

2.2.1.3. Nhân tố về nhân khẩu học – xã hội – văn hóa

Nền kinh tế phát triển, Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế, điều kiện sống cơ bản được cải thiện và dần ổn định, chất lượng cuộc sống được nâng cao, phong cách sống và sinh hoạt có những thay đổi nhất định. Cùng với tài nguyên nhân văn phong phú: Bao gồm lực lượng lao động dồi dào và những hệ thống giá trị do con người tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử của dân tộc tạo ra sức hút lớn đối với đầu tư nước ngoài. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2017 dân số việt nam đạt 93.7 triệu người, với gần 55 triệu người trong độ tuổi lao động, Việt Nam là nước có nguồn lao động đông đảo thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippines).

Một trong những thế mạnh của lao động Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao, đó là sự chăm chỉ làm việc và tay nghề khéo léo. Tuy nhiên đang xuất hiện mâu thuẫn, đó là tay nghề của lao động Việt Nam được xem là ngang ngửa, thậm chí còn nhỉnh hơn cả lao động Trung Quốc, nhưng năng suất lao động của Việt Nam so với Trung Quốc lại thấp hơn.

Thời gian qua, NSLĐ của Việt Nam tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN. Cụ thể, với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%, NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động); tính theo giá so sánh, tăng 6% so với năm 2017. Bình quân giai đoạn 2016-2018, NSLĐ tăng 5,77%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015. Tính chung giai đoạn 2011-2018, NSLĐ tăng bình quân 4,88%/năm.

46

Có thể nói, NSLĐ ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Nếu như trong giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng GDP bình quân đạt 5,91%/năm, trong đó lao động tăng 1,5%/năm; tăng NSLĐ đạt 4,35%/năm, thì trong 3 năm 2016-2018, mặc dù lao động chỉ tăng 0,88%/năm nhưng NSLĐ đạt tốc độ tăng bình quân 5,77%/năm, cao hơn giai đoạn trước 1,42 điểm phần trăm nên GDP tăng trưởng bình quân đạt tốc độ 6,7%/năm.

Tính theo sức mua tương đương (PPP 2011), NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2011-2018 tăng bình quân 4,8%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của nhiều nước trong khu vực. Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn. Tuy nhiên, mức NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước.

Năng suất lao động thấp đang cản trở cả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (chủ yếu là cản trở quá trình đầu tư nước ngoài) lẫn tăng trưởng nhanh, có chất lượng và phát triển bền vững.

Thu nhập của người lao động ở khu vực FDI rất thấp nên các doanh nghiệp FDI gặp nhiều khó khăn cho việc thu hút lao động có chất lượng.

2.2.1.4. Nhân tố về khoa học công nghệ

Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu (GII) của Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng cao, dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp (năm 2017 tăng 12 bậc, năm 2018 tăng tiếp 2 bậc, xếp thứ 45/126 quốc gia, trong đó, nhóm chỉ số về tri thức - công nghệ của Việt Nam có thứ hạng rất cao, thứ 28). Theo Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Đổi mới sáng tạo năm 2018, Việt Nam đã đạt kết quả trong việc tiếp cận với kiến thức Khoa học công nghệ của thế giới và hòa nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo điều kiện cho việc trao đổi tri thức hiệu quả. Một số tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đã rất quan tâm đầu tư cho Khoa học công nghệ , Đổi mới sáng tạo; và đã đạt được kết quả tương xứng. Điều này khẳng định tăng trưởng cao

47

và tăng trưởng bao trùm vừa qua có đóng góp rất quan trọng của nhân tố KHCN và cố gắng lớn lao của mỗi người Việt Nam chúng ta.

Tuy nhiên, phải nhìn thẳng vào thực tiễn và khó khăn, vướng mắc để thấy rằng phát triển KHCN và ĐMST của Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập.

Trước hết là, nhận thức của các cấp, các ngành và các địa phương về vai trò của KHCN và ĐMST còn chưa đầy đủ, toàn diện. Hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách còn thiếu đồng bộ, chưa thực sự tạo động lực cho ứng dụng phát triển KHCN.

KHCN chưa thực sự là động lực và nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, cho tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế và tăng năng suất lao động xã hội. Trình độ KHCN quốc gia nhìn chung còn khoảng cách so với nhóm đầu khu vực Đông - Nam Á. Năng lực KHCN và ĐMST của chúng ta còn hạn chế và hệ thống ĐMST quốc gia còn non trẻ, manh mún. Vẫn còn ít hoạt động Nghiên cứu và Phát triển (R&D) trong khu vực doanh nghiệp. Các trường đại học thiên về đào tạo hơn nghiên cứu; nếu có nghiên cứu thì tính ứng dụng không cao; rất thiếu sự kết nối hiệu quả giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và khu vực kinh doanh, dịch vụ công. Chúng ta cũng chưa thực sự có những chính sách tốt, cơ chế tốt, hoặc đặt ra những bài toán hay, đúng tầm để kích thích sáng tạo và sự cống hiến của đông đảo các nhà khoa học và chuyên gia đối với phát triển kinh tế - xã hội nước nhà.

Trong những năm gần đây, kinh phí đầu tư cho KHCN của Việt Nam gia tăng đều qua các năm, tuy nhiên, tỷ lệ chi cho KHCN trên GDP chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng đánh giá: Việt Nam đang tụt hậu về mức độ sẵn sàng công nghệ, về ĐMST và về năng suất lao động so với một số nước ở châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái-lan, Malaisia và Singapor.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chi tiêu cho nghiên cứu phát triển cả khu vực Nhà nước và tư nhân của Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 0,44% GDP, khá

48

Malaisa 1,3%, Trung Quốc 2,1% GDP). Nếu không mạnh dạn đầu tư cho KHCN và ĐMST, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong cái hố năng suất thấp, giá trị gia tăng thấp và bẫy thu nhập trung bình. Do vậy, cả Nhà nước và khu vực tư nhân cần nhận thức đúng tầm quan trọng của đầu tư cho KHCN và ưu tiên chi cho KHCN một cách tương xứng hơn, hiệu quả hơn; đồng thời, chú trọng tính thiết thực, hiệu quả, không làm theo phong trào, ứng dụng thấp, gây lãng phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)