Giải pháp 2: Chủ động định hướng xúc tiến đầu tư ưu tiên các ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 81 - 82)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2. Giải pháp 2: Chủ động định hướng xúc tiến đầu tư ưu tiên các ngành

tác động ca CMCN 4.0

Chính phủ cần sớm xác định và ban hành các chính sách thu hút FDI cho các ngành chiến lược (FDI thế hệ mới), ưu tiên các ngành chịu tác động mạnh mẽ và có triển vọng áp dụng các thành tựu của CMCN 4.0 ở Việt Nam, đặc biệt là nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin, tài chính.

Về nông nghiệp, tác động của CMCN 4.0 được dự báo sẽ thay đổi mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp nhờ các thành tựu trong công nghệ sinh học. Việc lựa chọn sớm các nông sản chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 đối với các sản phẩm đó (ở tất cả các khâu: trồng, thu hoạch và bảo quản, chế biến) là hướng lựa chọn hợp lý để thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút FDI vào nông nghiệp.

Về du lịch, CMCN 4.0 được dự báo sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho nhiều hoạt động du lịch như tìm kiếm thông tin về địa điểm du lịch, chỗ ăn uống, lưu trú13. Với nhiều tiềm năng về phát triển du lịch và dư địa cho đầu tư phát triển còn lớn, du lịch được xem là ngành sẽ có sức thu hút FDI lớn song chính phủ cần có các giải pháp nhằm làm minh bạch hơn quy hoạch (đặc biệt là quy hoạch đối với các địa bàn du lịch phát triển) nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tư FDI (do tính chất đầu tư lâu

72

Nam cũng như hạn chế các điểm yếu cố hữu của ngành du lịch (về hạ tầng, chất lượng nhân lực,v.v…).

Về công nghệ thông tin, đây là nhóm ngành chịu tác động rõ nét nhất của CMCN 4.0 vì thế để phát triển đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút FDI vào lĩnh vực này, giải pháp then chốt Chính phủ Việt Nam cần ưu tiên đầu tư có trọng điểm nguồn nhân lực (cả đối với nhân lực trong nước, chuyên gia Việt kiều và người nước ngoài) đồng thời nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin bắt kịp với khu vực và thế giới. Cùng với cải thiện về vật chất, các chính sách gắn với công nghệ thông tin cần hướng đến chuẩn mực quốc tế nhằm tạo sự thuận lợi trong kết nối, chia sẻ dữ liệu, thông tin từ đó giúp khai thác hiệu quả nguồn lực chủ đạo này trong bối cảnh CMCN 4.0.

Về tài chính, đây là ngành chịu tác động mạnh mẽ của CMCN 4.0 song cũng hứa hẹn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư FDI. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành có tính nhạy cảm rất cao, hoạt động Tài chính 4.0 chỉ có thể đạt hiệu quả cao và bền vững trong khung khổ pháp luật minh bạch và tương thích với các chuẩn mực quốc tế. Chính vì vậy, để thu hút các nhà đầu tư FDI và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ Tài chính 4.0 (Fintech, Findata), Chính phủ cần sớm ban hành các chính sách quy định nhằm chuẩn hóa các nội dung về công nghệ Tài chính (về bảo mật, về các hình thức thanh toán,v.v…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)