Các nhân tố vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 59 - 60)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2. Các nhân tố vi mô

2.2.2.1. Nhân tố về môi trường cạnh tranh

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động một cách toàn diện cả về quy mô, mức độ và sự đa dạng trên các khía cạnh và bình diện của hoạt động kinh tế thương mại và đầu tư của Việt Nam. Hệ thống chính sách thương mại hiện hành được xây dựng và điều hành theo hướng giảm thiểu các rào cản thuế quan, phi thuế quan và các biện pháp quản lý hành chính và kinh tế trái với quy luật quốc tế trong khuôn khổ hội nhập kinh tế quốc tế, bãi bỏ sự khác biệt đối xử giữa các nước, giữa các nhà đầu tư, giữa các thành phần kinh tế theo các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc sẽ là cơ sở căn bản mở rộng hoạt động thương mại và đầu tư trong thời gian vừa qua, và là điều kiện vô cùng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động thương mại và đầu tư trong thời gian tới. Sự ban hành, điều chỉnh và hoàn thiện, quán triệt sâu sắc Luật doanh nghiệp (2000), Luật cạnh tranh (2005), Luật đầu tư chung (2007), Luật sở hữu trí tuệ (2006), Luật chứng khoán, Luật ngân hàng và tổ chức tín dụng, Luật bất động sản, v.v… đã là những tiền đề và yếu tố quyết định đến lòng tin của công chúng, lòng tin của nhà đầu tư và cộng đồng quốc tế. Luật FDI được sửa đổi điều chỉnh nhiều lần kể từ năm 1987, và đến nay đã trở thành một Luật Đầu tư chung đã giúp hoạt động XTĐT thu hút được thuận lợi và hiệu quả. Lợi ích của hội nhập kinh tế đã rõ ràng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi ấy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn về các phương diện như: - Sự điều hành của Chính phủ và các cơ quan quản lý hành chính; - Cường độ cạnh tranh (cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt hơn).

2.2.2.2. Nhân tố về bản thân nhà đầu tư

Để thu hút FDI cần phải hiểu rõ các nhân tố (tiêu chí) mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi đưa ra quyết định đầu tư. Nhìn chung, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến: CSHT (kỹ thuật và xã hội), TTHC (đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan, v.v...) và Môi trường kinh doanh (chính sách ưu đãi và hỗ trợ, v.v...). Tất nhiên, mối quan tâm bao trùm của nhà đầu tư nước ngoài là khả năng tìm kiếm lợi

50

nhuận và sự bền vững của hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, tầm quan trọng của các yếu tố phụ thuộc vào đặc điểm và mục tiêu của dự án, nguồn gốc và văn hóa của nhà đầu tư, v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)