Các tiêu chí so sánh FDI trước đây và FDI trong bối cảnh CMCN 4.0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 75 - 87)

Tiêu chí FDI trước kia FDI trong CMCN 4.0

Mục tiêu thu hút FDI

Coi trọng số lượng dự án FDI

Coi trọng chất lượng dự án FDI, ưu tiên các ngành kinh tế xanh, thân thiên với môi trường

Nước chủ đầu tư Chi phí sản xuất thấp ( Chi phí nhân công, nguyên vật liệu đầu vào...)

Kỹ năng tay nghề cao, Công nghệ hiệu quả nguồn lực, Xúc tiến đầu tư Thụ động, mở của liên

ngành

Chủ động, có mục tiêu hướng đến dự án đem lại lợi ích kinh tế, xã hội...

Công cụ thu hút nhà đầu tư

Ưu đãi rộng rãi để thu hút nhà đầu tư dựa trên lợi thế cạnh tranh ngắn hạn

Xây dựng chiến lực cụ thể để thu hút nhà đầu tư dựa trên lợi thế cạnh tranh dài hạn Chính sách ưu đãi Ưu đãi thuế dựa trên giá trị của FDI Ưu đãi dựa trên hiệu quả trên cơ sở gia tăng trong nước. Vai trò của cơ

quan xúc tiến đầu

tư Phê duyệt và giám sát đầu tư Chủ động xúc tiến đầu tư

66

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

3.1. Triển vọng thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 nghiệp 4.0

3.1.1. Định hướng chiến lược

Như đã đề cập ở phần trên của báo cáo, Việt Nam đã đạt được kết quả tốt trong thu hút đầu tư FDI kể từ khi bắt đầu công cuộc mở cửa nền kinh tế từ 30 năm về trước. Chủ trương “mở cửa” đã có hiệu quả trong thu hút dòng vốn đầu tư vào Việt Nam, tạo lập các hạ tầng cơ sở quan trọng và hỗ trợ hàng triệu việc làm với tay nghề đơn giản và thu nhập thấp.

Chính sách thu hút FDI trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, xét về định hướng của nhà nước với đầu tư nước ngoài và các quyết định chiến lược mà Việt Nam đã đưa ra liên quan đến việc quản lý, thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, có thể nói đã đủ mức hấp dẫn trong những năm qua.

Tuy nhiên, có thể nói trong khi có rất nhiều phân tích và khuyến nghị về chính sách đầu tư, việc thực hiện chính sách một cách hiệu quả ở Việt Nam vẫn còn chậm hoặc chưa đầy đủ. Một nguyên nhân không nhỏ của tình trạng này là do năng lực quản lý nhà nước còn thấp và các rào cản về thể chế. Một vài ưu tiên chính sách quan trọng liên quan đến những nội dung như tạo ra cơ hội việc làm chất lượng cao, xây dựng liên kết chặt chẽ hơn giữa nhà cung cấp trong nước và doanh nghiệp quốc tế, nâng cao giá trị gia tăng và thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh thành, chính sách môi trường và các khung chính sách khuyến khích liên quan chưa mang lại tiến bộ đáng kể trong các lĩnh vực này hoặc đã bị thay đổi đáng kể trong 5 năm qua. Sau khi đánh giá khung chính sách xúc tiến đầu tư, kết quả mong muốn đã được xác định vàcho thấy sẽ có nhiều thách thức nhưng vẫn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, chính sách đầu tư có xu hướng được xây dựng trên cơ sở những trở ngại của các loại hình đầu tư mà Việt Nam đã thu hút được, chứ không phải để dự tính và đáp ứng hiệu quả yêu cầu về những loại hình đầu tư mà Việt Nam cần thu hút thêm về sau này.

67

Chính sách đầu tư là lĩnh vực không ngừng thay đổi do sự chuyển dịch liên tục của dòng vốn FDI trong khu vực trên thế giới, cũng như các xu hướng bên cầu. Khả năng của nước sở tại trong việc bảo đảm các diễn biến bên cung phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư và những loại hình đầu tư mới là hết sức quan trọng để duy trì tăng trưởng FDI. Một chiến lược xúc tiến đầu tư mới và cụ thể sẽ cải thiện ưu tiên chính sách, hiệu quả thực hiện và liên tục cải thiện chính sách.

Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có giá trị gia tăng cao, tìm kiếm thị trường và tìm kiếm hiệu quả có thể sẽ tiếp tục là một nguồn quan trọng để xây dựng năng lực cạnh tranh, đa dạng hoá và tăng trưởng cho Việt Nam. Điều quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào mong muốn thu hút (và duy trì) đầu tư nước ngoài mới là bảo đảm để chính sách đầu tư vàbộ máy thể chế về xúc tiến đầu tư có sự gắn kết và hiệu quả, các cơ quan liên quan phải phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau và tránh phát đi những thông điệp khó hiểu hoặc thậm chí mâu thuẫn đến nhà đầu tư nước ngoài.

Đối với Việt Nam, có thể nói một trong những thay đổi lớn về chính sách cần thực hiện là chuyển dịch từ chính sách “mở cửa” bị động đối với FDI sang chính sách “gõ đúng cánh cửa” có tính chủ động cao để thu hút các loại hình đầu tư mà Việt Nam thực sự cần đến tại thời điểm này trong tiến trình phát triển.

3.1.2. Xu hướng phát trin

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngoài việc vẫn tiếp tục ưu tiên thu hút FDI vào công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, ít gây hiệu ứng nhà kính, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu & phát triển, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dịch vụ hiện đại, cơ sở hạ tầng thì cần tiếp cận với các công nghệ tương lai của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo ra giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, điện tử, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn (SMA), cơ khí chế tạo, tự động hóa, công nghệ sinh học.

68

công nghệ hiện đại thực hiện một số dự án nhiệt điện than, khí, đồng thời khuyến khích bằng chính sách ưu đãi đủ hấp dẫn các tập đoàn kinh tế lớn vào các dự án điện mặt trời, điện gió, điện tái tạo và trong tương lai gần là điện thủy triều.

Những địa phương đã có trình độ phát triển khá thì chủ yếu tiếp nhận dự án FDI vào ngành và sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và giá trị gia tăng cao để thực hiện mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới; không tiếp nhận dự án thâm dụng lao động, dự án không thân thiện với môi trường.

Những địa phương có trình độ phát triển còn thấp thì cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại để rút ngắn khoảng cách với các trung tâm kinh tế lớn của vùng kinh tế, đồng thời có chính sách ưu đãi cao đối với những dự án FDI thâm dụng lao đông như dệt may, da dày; tận dụng thế mạnh từ sự khác biệt của từng địa phương để thu hút FDI vào dự án khai thác tiềm năng, phát triển sản phẩm và dịch vụ, du lịch của tỉnh và vùng kinh tế; đồng thời tận dụng điều kiện địa lý để kết nối với các doanh nghiệp FDI ở địa phương phụ cận để thu hút FDI vào công nghệ và dịch vụ hiện đại.

Chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở từng vùng kinh tế, từng địa phương.

Như đã nêu trên, Việt Nam thu hút FDI vào những ngành công nghiệp thân thiện môi trường, công nghệ cao và sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, tiếp tục tận dụng lợi thế so sánh nhưng cần hướng tới tạo dựng lợi thế cạnh tranh dựa vào đào tạo nhân lực đang được lựa chọn là xu hướng phù hợp để đối phó với sự thay đổi về công nghệ được kéo theo do sự bùng nổ về cách mạng công nghiệp 4.0.

Hướng vào thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp Việt Nam, tăng tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao, giá trị gia tăng cao và nâng cấp chuỗi giá trị của ngành và sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế, đóng góp thiết thực vào tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vực DN trong nước. Việt Nam vẫn còn chậm thực hiện các chính sách hiện hành được thiết kế để hỗ trợ các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước tham gia vào các chuỗi cung ứng FDI.

69

Định hướng thu hút các tập đoàn xuyên và đa quốc gia quy mô lớn, có năng lực công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và đào tạo nhân lực hướng tới CMCN 4.0. Thu hút đầu tư từ những DN tập đoàn này, Việt Nam sẽ học hỏi được kinh nghiệm của các DN FDI tiên tiến, sẽ có sự kích thích và lan tỏa cho các DN và cộng đồng sáng tạo tham gia vào cuộc cách mạng này.

3.1.3. Trin vng phát trin

Mối quan hệ Mỹ - Trung, trong đó có cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước này, đang được cả thế giới quan tâm. Theo SSI Research, tác động ngắn hạn từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chủ yếu là gián tiếp, thông qua sự mất giá của đồng Nhân dân tệ, Bắc Kinh tăng cường kiểm soát vốn và tâm lý giá xuống trên thị trường chứng khoán. Việt Nam vẫn đang phát triển, nhưng quy mô sản xuất tương đối nhỏ trên thế giới, không nằm trong top 20, do đó Việt Nam đủ nhỏ để “đứng ngoài” cuộc tranh chấp thương mại của các nền kinh tế lớn, không bị ảnh hưởng tiêu cực nhiều trong ngắn hạn. Đồng tiền Việt Nam vẫn diễn biến tốt so với hầu hết các đồng tiền khác trong khu vực, chỉ mất giá 2.5% so với USD kể từ đầu năm. Việc VND mất giá hôm 23/07/2018 sau nhiều năm ổn định có thể là do chỉ để điều chỉnh cho phù hợp với các quốc gia khác trong khu vực hơn là đứng đơn độc.

Tuy vậy, cảnh giác không bao giờ thừa khi kim ngạch thương mại của Việt Nam với Mỹ và với Trung Quốc chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu. Theo dõi cập nhật thông tin, dự báo kịp thời, chủ động đề ra giải pháp đồng bộ khắc phục mọi tình thế là nhiệm vụ quan trọng của các bộ, ngành ở Trung ương.

Đối với FDI, hiện đang có nhiều nhà đầu tư Mỹ và châu Âu chuyển xí nghiệp từ Trung Quốc về nước hoặc sang nước thứ ba, mà Việt Nam nằm trong sự lựa chọn hàng đầu. Mặt khác, khi Chính phủ Mỹ áp đặt mức thuế nhập khẩu 25% đối với toàn bộ hàng hóa của Trung Quốc, thì buộc doanh nghiệp nước này tìm kiếm thị trường khác để tiêu thụ số hàng hóa không thể xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời gia tăng đầu tư ra nước ngoài để đối phó với các biện pháp của Mỹ. Việt Nam là nước láng giềng, có tiềm năng lớn nên sẽ được các doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiến cơ

70

hội để mở rộng quy mô thương mại hai chiều, đồng thời tăng nhanh các dự án đầu tư trực tiếp. Trong bối cảnh đó, Nhà nước cần nghiên cứu để nhận biết thách thức và cơ hội mới, có đối sách thích hợp với các doanh nghiệp Trung Quốc theo hướng lựa chọn, sàng lọc bảo đảm lợi ích quốc gia trong việc hợp tác về thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Ngoài ra, trong bối cảnh quốc tế và khu vực, việc cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế đánh giá cao môi trường kinh doanh và đầu tư của Việt Nam, với một số FTA thế hệ mới bắt đầu có hiệu lực, trên cơ sở định hướng, chính sách mới về FDI, thì triển vọng năm 2019 và 2020 rất sáng sủa:

Thứ nhất, đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và châu Á vẫn gia tăng, đồng thời đầu tư từ Mỹ, Đức, Pháp, Anh và một số nước EU vào công nghệ hiện đại, công nghệ tương lai, giáo dục và đào tạo, R&D với nhiều dự án lớn đã và đang được đàm phán sẽ được triển khai.

Thứ hai, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ngoài đầu tư tại Việt Nam vẫn gia tăng ở những ngành thâm dụng lao động, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, dịch vụ tư vấn, nhưng sẽ có nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đầu tư những dự án quy mô hàng tỷ USD trong công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tương lai của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, xây dựng thành phố thông minh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

Thứ ba, dự án FDI vào các địa phương được thu hút phù hợp với trình độ phát triển của từng tỉnh, thành phố với chính sách ưu đãi phù hợp với danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư.

Đổi mới toàn diện quá trình thu hút FDI từ xúc tiến đầu tư, đến thẩm định cấp giấy đăng ký, triển khai dự án theo hướng chính phủ điện tử với bộ máy được cơ cấu có hiệu năng, đội ngũ công chức mẫn cán và năng động sẽ là những nhân tố quyết định Việt Nam trở thành điểm đến đầy tiềm năng của các nhà đầu tư trong thời gian tới.

71

3.2. Giải pháp thúc đẩy thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 công nghiệp 4.0

3.2.1. Gii pháp 1: Xây dng, to lập môi trường đầu tư 4.0

Cần phải xây dựng một môi trường đầu tư 4.0 phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số. Cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi môi trường đầu tư một cách lý tưởng, phải có bước nhảy vọt, chuyển dịch từ “đuổi kịp” nên tạo dựng một môi trường đầu tư, kinh doanh vượt trội so với các điểm đến đầu tư khác trong khu vực. Cùng với việc loại bỏ các quy định và hệ thống lỗi thời, thay thế bằng các giáp pháp số, điện tử, Việt Nam cần dỡ bỏ những ưu tiên ngầm cho các dự án FDI đầu tư mới và hướng đến xuất khẩu vì các dự án liên doanh và 100% FDI trong các chuỗi cung ứng trong nước có xu hướng tác động mạnh hơn lên việc gia tăng giá trị sản xuất trong nước và chuyển giao công nghệ.

3.2.2. Gii pháp 2: Chđộng định hướng xúc tiến đầu tưưu tiên các ngành chịu

tác động ca CMCN 4.0

Chính phủ cần sớm xác định và ban hành các chính sách thu hút FDI cho các ngành chiến lược (FDI thế hệ mới), ưu tiên các ngành chịu tác động mạnh mẽ và có triển vọng áp dụng các thành tựu của CMCN 4.0 ở Việt Nam, đặc biệt là nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin, tài chính.

Về nông nghiệp, tác động của CMCN 4.0 được dự báo sẽ thay đổi mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp nhờ các thành tựu trong công nghệ sinh học. Việc lựa chọn sớm các nông sản chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 đối với các sản phẩm đó (ở tất cả các khâu: trồng, thu hoạch và bảo quản, chế biến) là hướng lựa chọn hợp lý để thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút FDI vào nông nghiệp.

Về du lịch, CMCN 4.0 được dự báo sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho nhiều hoạt động du lịch như tìm kiếm thông tin về địa điểm du lịch, chỗ ăn uống, lưu trú13. Với nhiều tiềm năng về phát triển du lịch và dư địa cho đầu tư phát triển còn lớn, du lịch được xem là ngành sẽ có sức thu hút FDI lớn song chính phủ cần có các giải pháp nhằm làm minh bạch hơn quy hoạch (đặc biệt là quy hoạch đối với các địa bàn du lịch phát triển) nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tư FDI (do tính chất đầu tư lâu

72

Nam cũng như hạn chế các điểm yếu cố hữu của ngành du lịch (về hạ tầng, chất lượng nhân lực,v.v…).

Về công nghệ thông tin, đây là nhóm ngành chịu tác động rõ nét nhất của CMCN 4.0 vì thế để phát triển đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút FDI vào lĩnh vực này, giải pháp then chốt Chính phủ Việt Nam cần ưu tiên đầu tư có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 75 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)