Chỉ số lan tỏa và độ nhạy của ngành khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 58 - 75)

Giai đoạn Chỉ số lan tỏa về khoa

học công nghệ

Độ nhạy của ngành

2006-2010 0.75 0.68

2011-2015 0.96 0.90

(Nguồn: Báo đầu tư, 2016)

Xét tổng thể, công nghệ tại Việt Nam đang tụt hậu khá xa so với mặt bằng công nghệ chung của thế giới. Hoạt động đầu tư cho nghiên cứu các phương pháp công nghệ chưa được quan tâm đúng mức. Sự phụ thuộc vào các nước phát triển về công nghệ do chưa tự động nghiên cứu và phát triển được công nghệ mới. Mặt khác, nguồn nhân lực tại Việt Nam hiện nay chưa đủ khả năng nắm bắt, sử dụng, vận hành các dây chuyền công nghệ có hàm lượng CNC, đồng thời việc chưa đáp ứng được về mặt chất lượng của lực lượng lao động sẽ làm chậm quá trình chuyển giao công nghệ cũng như nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ mới.

Bộ KH-ĐT thừa nhận, trên 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, 14% ở mức thấp và lạc hậu, và chỉ có 6% sử dụng CNC. Những phân tích trên đây cho thấy, môi trường công nghệ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới và chất lượng. Tuy nhiên, trên thực tế, đổi mới công nghệ của Việt nam chưa thực sự trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu để tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế.

49

2.2.2. Các nhân tố vi mô

2.2.2.1. Nhân tố về môi trường cạnh tranh

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động một cách toàn diện cả về quy mô, mức độ và sự đa dạng trên các khía cạnh và bình diện của hoạt động kinh tế thương mại và đầu tư của Việt Nam. Hệ thống chính sách thương mại hiện hành được xây dựng và điều hành theo hướng giảm thiểu các rào cản thuế quan, phi thuế quan và các biện pháp quản lý hành chính và kinh tế trái với quy luật quốc tế trong khuôn khổ hội nhập kinh tế quốc tế, bãi bỏ sự khác biệt đối xử giữa các nước, giữa các nhà đầu tư, giữa các thành phần kinh tế theo các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc sẽ là cơ sở căn bản mở rộng hoạt động thương mại và đầu tư trong thời gian vừa qua, và là điều kiện vô cùng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động thương mại và đầu tư trong thời gian tới. Sự ban hành, điều chỉnh và hoàn thiện, quán triệt sâu sắc Luật doanh nghiệp (2000), Luật cạnh tranh (2005), Luật đầu tư chung (2007), Luật sở hữu trí tuệ (2006), Luật chứng khoán, Luật ngân hàng và tổ chức tín dụng, Luật bất động sản, v.v… đã là những tiền đề và yếu tố quyết định đến lòng tin của công chúng, lòng tin của nhà đầu tư và cộng đồng quốc tế. Luật FDI được sửa đổi điều chỉnh nhiều lần kể từ năm 1987, và đến nay đã trở thành một Luật Đầu tư chung đã giúp hoạt động XTĐT thu hút được thuận lợi và hiệu quả. Lợi ích của hội nhập kinh tế đã rõ ràng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi ấy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn về các phương diện như: - Sự điều hành của Chính phủ và các cơ quan quản lý hành chính; - Cường độ cạnh tranh (cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt hơn).

2.2.2.2. Nhân tố về bản thân nhà đầu tư

Để thu hút FDI cần phải hiểu rõ các nhân tố (tiêu chí) mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi đưa ra quyết định đầu tư. Nhìn chung, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến: CSHT (kỹ thuật và xã hội), TTHC (đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan, v.v...) và Môi trường kinh doanh (chính sách ưu đãi và hỗ trợ, v.v...). Tất nhiên, mối quan tâm bao trùm của nhà đầu tư nước ngoài là khả năng tìm kiếm lợi

50

nhuận và sự bền vững của hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, tầm quan trọng của các yếu tố phụ thuộc vào đặc điểm và mục tiêu của dự án, nguồn gốc và văn hóa của nhà đầu tư, v.v…

2.3. Thực trạng về thu hút FDI trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

2.3.1. Khái quát về tình hình tiếp cận Công nghệ 4.0 của Việt Nam

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, đặc biệt là những công nghệ có tác động lớn như công nghệ in 3D trong chế tạo sản phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, robot v.v... đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Việc nắm bắt kịp thời các thành quả của cuộc CMCN 4.0 có thể coi là chìa khóa, cơ hội để tạo bước phát triển mang tính đột phá cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới nhằm thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa.

Tuy nhiên Việt Nam tiếp cận cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 vẫn ở mức độ thấp. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Diễn đàn cấp cao công nghệ thông tin truyền thông Việt Nam 2018 khẳng định, CMCN 4.0 có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 8 - 18 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tháng 4-2017, Việt Nam tiếp cận với Cuộc CMCN 4.0 ở mức trung bình thấp, chỉ đạt 4,9/10 điểm về mức độ sẵn sàng với cách mạng 4.0. Điều này được đánh giá dựa trên những khía cạnh sau:

Đánh giá dựa trên các chỉ số cạnh tranh: Trong khi nguồn nhân lực Việt Nam được đánh giá có ưu thế về các môn học STEM (Science Technology Engineering Math - là môn học mà học sinh được học các kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học một cách tích hợp), nhưng theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Trường Đại học Cornell năm 2017, các chỉ số đánh giá của Việt Nam còn thấp. Chẳng hạn, năm 2017 chỉ số về đổi mới sáng tạo toàn cầu xếp thứ 47/127, mặc dù đã tăng 12 bậc so với năm 2016, về năng lực sáng tạo, Việt Nam xếp hạng 77/100, về đổi mới công nghệ, Việt Nam chỉ đứng ở vị trí 90/100. Theo số liệu của Bộ Công Thương, có tới 61% số doanh nghiệp Việt Nam hiện còn

51

đứng ngoài Cuộc CMCN 4.0 và 21% số doanh nghiệp mới bắt đầu có các hoạt động chuẩn bị đầu tiên.

Đánh giá dựa trên trình độ công nghệ: Trình độ công nghệ của Việt Nam thấp. Điều này có thể thấy qua tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ trung bình và cao cấp của Việt Nam chỉ chiếm 30% trong tổng giá trị xuất khẩu, trong khi các nước trong khu vực là 80%, thấp như Philippines cũng chiếm 50%. Đánh giá mức kết nối Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) ở mức trung bình, mức kết nối giao thông thông minh, công nghệ in 3D, vật liệu tiên tiến, năng lượng tái tạo thấp. Với trình độ công nghệ ở mức thấp, năng suất lao động của Việt Nam không cao, chỉ bằng 4,4% Singapore, 17,4% Malaysia, 35,2% Thái Lan, 48,5% Philippines (năm 2015). Vì vậy, nguy cơ mất việc làm do áp dụng những tiến bộ của tự động hóa ở Việt Nam sẽ rất cao. Ở khía cạnh này, Việt Nam chỉ có ưu điểm duy nhất là mật độ thuê bao di động vượt xa các nước có mức thu nhập tương đương trong khu vực ASEAN. Năm 2017, số người sử dụng Internet ở Việt Nam tăng lên 64 triệu, chiếm xấp xỉ 67% dân số.

Các yếu tố về đổi mới sáng tạo công nghệ và giáo dục đang ở mức thấp: Chỉ số về công nghệ và đổi mới của Việt Nam ở mức thấp nhất với 3,1/10 điểm, đứng thứ 90/100 về công nghệ và đổi mới (Technology & Innovation), xếp thứ 92/100 về công nghệ nền (Technology Platform), xếp thứ 77/100 về năng lực sáng tạo, xếp hạng 70/100 về nguồn lực con người, xếp thứ 81/100 về lao động chuyên môn cao, xếp hạng 75/100 về chất lượng đào tạo đại học, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) chỉ chiếm 0,2% GDP, xếp hạng 82/100 nền kinh tế.

Chất lượng thể chế cũng ở mức thấp: Môi trường thể chế còn yếu, thể hiện: 1) thiếu hụt lao động có trình độ cao; 2) thiếu ổn định trong các quy định chính sách; 3) thuế cao và thủ tục thuế rườm rà; 4) tiếp cận tài chính khó và phức tạp. Tỷ lệ lao động có trình độ kỹ thuật cao trong ngành chế biến, chế tạo chỉ chiếm trung bình 9% (trình độ từ cao đẳng trở lên), trong khi với các nước phát triển, tỷ lệ này là 40% - 60%. Dự đoán sẽ có 74% trong tổng số lao động ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam có mức độ rủi ro cao, bị thay thế do tự động hóa. Con số này cao hơn nhiều so

52

với các nước trong khu vực, như Phillipines (54%), Thái Lan (58%) và Indonesia (67%) .

2.3.2 Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 nghiệp 4.0

Hiện nay, Việt Nam đang duy trì mô hình tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên, gia công lắp ráp, tiến hành CNH - HĐH dựa vào thu hút vốn FDI và xuất khẩu. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng này sẽ đứng trước thách thức lớn trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 khi rô bốt, trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế sức lao động của con người, hoạt động sản xuất - chế tạo trong tương lai sẽ quay trở lại các nước công nghiệp phát triển.

CMCN 4.0 đã đem lại những cơ hội và tạo ra không ít thách thức với chiến lược thu hút FDI tại Việt Nam. Phần lớn các hãng ô tô, xe máy và điện tử toàn cầu cùng các nhà cung cấp đã chủ động đi theo con đường CMCN 4.0 và con đường này đang dẫn họ tới lợi nhuận lớn hơn. Môi trường thuận lợi cho CMCN 4.0 cùng với kỹ năng và công nghệ tương xứng của Việt Nam sẽ là một sự đề xuất giá trị hấp dẫn nhằm thu hút loại hình đầu tư FDI có định hướng xuất khẩu giá trị gia tăng nhiều hơn.

Sự xuất hiện của CMCN 4.0 đã tác động khiến các công ty lớn của Việt Nam phải cân nhắc làm thế nào để tự động hoá sản xuất, giảm nhân công và tăng năng suất. Tự động hoá dù là tương lai nhưng tình trạng mất việc làm tay nghề thấp sẽ tăng. Vì thế cần phải có chiến lược đa dạng hoá trong tạo việc làm và bảo đảm công ăn việc làm. DN cần nhận thức được về các cơ hội chủ yếu bằng cách tham gia vào một cụm, nhóm nào đó, dựa trên một thức tế chung là những DN trong cụm, nhóm có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các DN tương tự ở ngoài cụm, nhóm.

Những thuật từ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” và “Cách mạng công nghiệp 4.0” thường được sử dụng chung cho cùng một khái niệm, nhưng chính xác hơn thì chính việc thực hiện hiệu quả Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. “Cách mạng Công nghiệp 4.0” tại Việt Nam thường được nhắc đến như những hoạt động trong tương lai, trong khi trên thực tế,

53

để Việt Nam có thể củng cố và sử dụng kết quả sản xuất để có thu nhập chính từ xuất khẩu, Cách mạng Công nghiệp 4.0 phải diễn ra ở hiện tại.

Ví dụ, “Chỉ số về Mức độ Sẵn sàng cho Công nghiệp Thông minh” của Singapore đã cho thấy rõ làm thế nào để thúc đẩy cải cách trong lĩnh vực chế tạo, chế biến. Việt Nam cần đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện chiến lược và kế hoạch triển khaiCách mạng Công nghiệp 4.0, điển hình của Singapore khi đi tiên phong trong lĩnh vực này có thể là một ví dụ hữu ích từ khu vực.

Mức độ Sẵn sàng của Việt Nam (cho sản xuất trong tương lai) và Diễn tiến về Mức độ phức tạp

Khảo sát về sự “Mức độ Sẵn sàng” năm 2018 của WEF, đối tượng là 100 quốc gia trong đó có Việt Nam, tiến hành phân tích các dữ liệu tiền kỳ hiện có về sản xuất (cơ cấu sản xuất), việc có hay không có những yếu tố chính tạo thuận lợi để một quốc gia có thể tận dụng được các công nghệ mới và đổi mới hệ thống sản xuất (yếu tố thúc đẩy sản xuất), trong đó áp dụng Mô hình khung về Chuẩn đoán Mức độ sẵn sàng, như minh họa trong hình dưới:

Hình 2.4: Khung mô hình chuẩn đoán mức độ sẵn sàng

(Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới/ A. T. Kearny, 2018)

54

toàn cảnh thống nhất về bối cảnh sản xuất toàn cầu và khu vực, với 7 quốc gia ASEAN được tính đến trong khảo sát. Đặc trưng của 4 nhóm chính này như sau:

Nhóm dẫn đầu: Có nền tảng sản xuất mạnh mẽ từ trước và có mức độ sẵn sàng cao, v.v... những nước này cũng có giá trị kinh tế hiện tại có nguy cơ bị xáo trộn trong tương lai nhiều nhất.

Nhóm cựu trào: Các quốc giacó nền tảng sản xuất mạnh trong hiện tại nhưng sẽ đối mặt với nguy cơ trong tương do sự yếu kém về các Yếu tố dẫn dắt sản xuất.

Nhóm tiềm năng cao: những quốc gia có nền tảng sản xuất hạn chế trong hiện tại, có điểm số tốt về các Yếu tố dẫn dắt sản xuất, qua đó cho thấy có năng lực cải thiện trong tương lai.

Nhóm non trẻ: nền tảng sản xuất hiện còn hạn chế, thể hiện mức độ sẵn sàng thấp, do hiệu quả yếu kém trên toàn bộ các yếu tố (hiện Việt Nam xếp trong nhóm này).

Chỉ số về Mức độ phức tạp của sản phẩm/Mức độ sẵn sàng mà Việt Nam được xếp vào nhóm tứ phân vị thấp nhất (trong số 100 quốc gia được đánh giá), từ đó có thể xác định các lĩnh vực và vấn đề cụ thể cần điều chỉnh chính sách. Bảng dưới trình bày các lĩnh vực cụ thể mà Việt Nam còn có kết quả thấp,nếukhông được giải quyết hiệu quả sẽ làm giảm hiệu quả của Chiến lược Thu hút FDI này.

55

Bảng 2.6: Các nội dung trong Chỉ số về Mức độ Sẵn sàng 2018 của WEF có kết quả thấp và cần Cải cách để Cải thiện Mức độ tinh tế của sản phẩm Các nội dung trong Chỉ số về Mức độ tinh tế sản

phẩm/Mức độ sẵn sàngcủa WEF có kết quả thấp khiến Việt Nam được xếp vào nhóm tứ phân vị thấp nhất trong xếp hạng 2018

Xếp hạng của Việt

Nam trên thang

điểm 100 (1 là cao nhất)

Công nghệ và Đổi mới, sáng tạo 90

Cam kết về An ninh mạng 90

Năng lực Đổi mới 77

Chi tiêu cho Nghiên cứu &Ứng dụng (NC&ƯD) tính theo % GDP

84

Việc làm có hàm lượng tri thức cao 81

Chất lượngĐào tạo nghề 80

Thuế xuất nhập khẩu tính trên tỷ lệ % thuế 75 Áp dụng phổ biến Hàng rào phi thuế quan 87

Tình trạng tham nhũng 78

Nguồn lực bền vững 87

Mức nồng độ Co2 90

Mức nồng độ N2O 89

Xử lý Nước thải 89

(Nguồn: Diễn đàn Kinh tế thế giới, 2018)

Xét theo xu hướng tác động của các yếu tố vĩ mô và vi mô có thể thấy hai nhóm yếu tố này vừa mang lại những tác động tích cực nhưng cũng mang lại những tác động tiêu cực. Điều này phụ thuộc vào tình hình kinh doanh, loại hình kinh doanh và chiến lược, nguồn lực của mỗi doanh nghiệp.

Về yếu tố kinh tế: Sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây đã giúp Việt Nam ngày càng khẳng định thêm uy tín và khả năng cạnh tranh của mình. Kinh tế Việt Nam khá ổn định, đặc biệt tại các khu kinh tế trọng điểm tính bền vững về các chỉ số kinh tế luôn được đề lên hàng đầu, chính vì thế đã tạo được ấn tượng tốt đẹp trong việc thu hút đầu tư FDI.

56

Về yếu tố chính sách pháp luật: Bên cạnh các chính sách góp phần hỗ trợ doanh nghiệp FDI thì vẫn còn tồn tại vài điểm gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nhà đầu tư. Về khách quan, pháp luật hiện nay nói chung không qui định về tỷ lệ vốn tối thiểu phải đáp ứng của nhà ĐTNN trong cơ cấu tổng vốn đầu tư đăng ký đối với dự án FDI (trừ một số ít lĩnh vực) dẫn đến việc đăng ký chủ yếu do nhà đầu tư quyết định. Xuất hiện tình trạng cơ cấu vốn đầu tư bất hợp lý vì tổng vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 58 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)