7. Kết cấu luận văn
3.1.2. Xu hướng phát triển
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngoài việc vẫn tiếp tục ưu tiên thu hút FDI vào công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, ít gây hiệu ứng nhà kính, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu & phát triển, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dịch vụ hiện đại, cơ sở hạ tầng thì cần tiếp cận với các công nghệ tương lai của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo ra giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, điện tử, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn (SMA), cơ khí chế tạo, tự động hóa, công nghệ sinh học.
68
công nghệ hiện đại thực hiện một số dự án nhiệt điện than, khí, đồng thời khuyến khích bằng chính sách ưu đãi đủ hấp dẫn các tập đoàn kinh tế lớn vào các dự án điện mặt trời, điện gió, điện tái tạo và trong tương lai gần là điện thủy triều.
Những địa phương đã có trình độ phát triển khá thì chủ yếu tiếp nhận dự án FDI vào ngành và sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và giá trị gia tăng cao để thực hiện mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới; không tiếp nhận dự án thâm dụng lao động, dự án không thân thiện với môi trường.
Những địa phương có trình độ phát triển còn thấp thì cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại để rút ngắn khoảng cách với các trung tâm kinh tế lớn của vùng kinh tế, đồng thời có chính sách ưu đãi cao đối với những dự án FDI thâm dụng lao đông như dệt may, da dày; tận dụng thế mạnh từ sự khác biệt của từng địa phương để thu hút FDI vào dự án khai thác tiềm năng, phát triển sản phẩm và dịch vụ, du lịch của tỉnh và vùng kinh tế; đồng thời tận dụng điều kiện địa lý để kết nối với các doanh nghiệp FDI ở địa phương phụ cận để thu hút FDI vào công nghệ và dịch vụ hiện đại.
Chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở từng vùng kinh tế, từng địa phương.
Như đã nêu trên, Việt Nam thu hút FDI vào những ngành công nghiệp thân thiện môi trường, công nghệ cao và sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, tiếp tục tận dụng lợi thế so sánh nhưng cần hướng tới tạo dựng lợi thế cạnh tranh dựa vào đào tạo nhân lực đang được lựa chọn là xu hướng phù hợp để đối phó với sự thay đổi về công nghệ được kéo theo do sự bùng nổ về cách mạng công nghiệp 4.0.
Hướng vào thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp Việt Nam, tăng tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao, giá trị gia tăng cao và nâng cấp chuỗi giá trị của ngành và sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế, đóng góp thiết thực vào tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vực DN trong nước. Việt Nam vẫn còn chậm thực hiện các chính sách hiện hành được thiết kế để hỗ trợ các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước tham gia vào các chuỗi cung ứng FDI.
69
Định hướng thu hút các tập đoàn xuyên và đa quốc gia quy mô lớn, có năng lực công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và đào tạo nhân lực hướng tới CMCN 4.0. Thu hút đầu tư từ những DN tập đoàn này, Việt Nam sẽ học hỏi được kinh nghiệm của các DN FDI tiên tiến, sẽ có sự kích thích và lan tỏa cho các DN và cộng đồng sáng tạo tham gia vào cuộc cách mạng này.