Top 10 Quốc gia đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 45 - 54)

TT Quốc gia/ Lãnh thổ Tổng vốn đăng ký

(triệu USD) Tỉ lệ % 1 Nhật Bản 8,598.95 24.25 2 Hàn Quốc 7,212.09 20.34 3 Singapore 5,071.02 14.30 4 Hồng Kông 3,231.61 9.11 5 Trung Quốc 2,464.88 6.95 6 BritishVirginIslands 1,866.27 5.26 7 Đài Loan 1,074.15 3.03 8 Thái Lan 762.44 2.15 9 Australia 609.07 1.72 10 Pháp 587.34 1.66

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2018)

Nhìn vào bảng 2.1 có thể thấy được Nhật Bản là nước có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng số vốn gần 8,6 tỷ USD chiếm 24.25% trong tổng số vốn đăng ký, Hàn Quốc đứng thứ 2 với 7,2 tỷ USD chiếm 20,3%, và tiếp theo đó là Singapore với 5,0 tỷ USD chiếm 14,3%, v.v... Nhưng vậy có thể thấy tình hình thu hút FDI vào Việt Nam từ các nước trên thế giới tiến triển rất tốt.

Trong năm qua, khu vực FDI đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện đúng và vượt kế hoạch 12 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội năm 2018, trong đó tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08%, cao hơn 0,38 điểm phần trăm so với kế hoạch, CPI

36

bình quân tăng 3,54%, chỉ số phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ khá cao.

Doanh nghiệp FDI cũng đóng góp quan trọng vào thương mại quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu (kể cả dầu thô) đạt 175,5 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm 2017 và chiếm gần 71,7% kim ngạch xuất khẩu (nếu không kể dầu thô đạt 173,2 tỷ USD, tăng 13,6% và chiếm 70,7%). Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 142,7 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2017 và chiếm 60,1% kim ngạch nhập khẩu. Xuất siêu 32,8 tỷ USD kể cả dầu thô (30,5 tỷ USD không kể dầu thô), bù đắp được nhập siêu của doanh nghiệp trong nước, tạo ra xuất siêu cho nền kinh tế (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2018)

Tính lũy kế đến ngày 20/12/2018, cả nước có 27.353 dự án còn hiệu lực với vốn đăng ký 349,1 tỷ USD, vốn thực hiện 191,4 tỷ USD, bằng 56,2% tổng vốn đăng ký. Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là ngành thu hút được nhiều vốn nhất với 195,3 tỷ USD, chiếm 57,4% vốn đăng ký, kinh doanh bất động sản 57,9 tỷ USD, chiếm 17,0%, sản xuất, phân phối điện, khí nước 23,0 tỷ USD, chiếm 6,7%.

Đã có 130 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với vốn đăng ký 62,5 tỷ USD, chiếm 18,3%, đứng thứ hai là Nhật Bản với 57,0 tỷ USD, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Singapore, Đài Loan, Britishvirgin Islands, Hồng Kông.

63 tỉnh, thành phố đều đã có dự án FDI, trong đó TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu với 45,0 tỷ USD, chiếm 13,2%, thứ hai là Hà Nội với 33,1 tỷ USD, chiếm 9,7 % Bình Dương với 31,7 tỷ USD, chiếm 9,2% vốn đăng ký(Bộ kế hoạch và đầu tư 2018)

Hình thức đầu tư FDI hiện phổ biến là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do đây là hình thức mang lại quyền quản lý cũng như tỷ lệ phân chia lợi nhuận tối đa cho nhà đầu tư FDI. Thêm vào đó, khi các MNEs đã có những hiểu biết nhất định về thị trường Việt Nam thì lợi thế của hình thức doanh nghiệp liên doanh, hình thức

37

đầu tư FDI chủ đạo tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2014, sẽ bị mất đi. Và với sự mở rộng về hành lang pháp lý của Việt Nam với mọi loại hình đầu tư FDI, sự đi lên về tỷ trọng của hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là tất yếu. Cùng với đó, hình thức đầu tư qua doanh nghiệp liên doanh dần trở nên kém hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Hai hình thức đầu tư FDI còn lại là hợp đồng hợp tác kinh doanh, và cổ phần có sự đóng góp nhỏ hơn. Đặc biệt, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ khi nước ta gia nhập WTO, hình thức vốn cổ phần ngày càng được ưa chuộng.

Bảng 2.3: Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam lũy kế đến năm 2018 STT Hình thức đầu tư Số dự án Tỷ lệ % 1 100% vốn nước ngoài 23,087 84.40 2 Liên doanh 4,017 14.69 3 Hợp đồng BOT, BT, BTO 18 0.07 4 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 231 0.84 Tổng 27,353 100.00

(Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài, 2018)

Về hình thức FDI, tính lũy kế đến năm 2018 ở Việt Nam, hình thức doanh nghiệp 100% vốn FDI là 23,087 dự án trong tổng số 27,353 dự án, chiếm tỷ trọng 84,4%, doanh nghiệp liên doanh chiếm 14.69% tương ứng với 4,017 dự án, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với 231 dự án chiếm 0,84% và các hợp đồng BOT, BT, BTO với 18 dự án chiếm 0.065%. Hình thức này khác với cơ cấu hình thức của FDI thế giới trong đó đầu tư mới chiếm tỷ trọng khoảng 2/3 số dự án đầu tư và số dự án theo hình thức này ngày càng giảm còn hình thức M&A ngày càng tăng và các nước công nghiệp phát triển coi trong hình thức M&A. Số liệu thống kê của Việt Nam không thống kê theo tiêu thức này cho nên rất khó so sánh chính xác

38

Căn cứ vào tình hình thực hiện của FDI trong khoảng 30 năm có thể thấy trong các năm 2017 và 2018 FDI có xu hướng tăng lên. Tốc độ tăng GDP của Việt Nam năm 2017 có thể đạt con số 6.7% mặc dù theo dự báo của Ngân hàng thế giới WB, tốc độ này có thể chỉ đạt 6.3% và Việt Nam đang có giải pháp xuất khẩu 2 triệu tấn dầu thô và 1 triệu tấn than để đạt được con số 6.7% có thể gặp khó khăn do giá nguyên liệu thô trên thị trường thế giới giảm và đi ngược với mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Vẫn có ý kiến cho rằng khả năng Việt Nam đạt 6.7% là khả thi nếu có quyết tâm cao, khai thác được tác động khởi nghiệp, kinh tế tư nhân, giải ngân FDI cam kết và tác giả cũng đồng ý theo cách tiếp cận này. Năm 2018, với việcmở cửa thị trường theo cam kết WTO cũng như các cam kết quốc tế khác, động lực tăng trưởng của Việt Nam do mở rộng thị trường tăng lên nên Việt Nam có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 7%. Kết hợp giữa xu hướng vận động của FDI và GDP có thể thấy rõ xu hướng mặc dù khác nhau (GDP chủ yếu nằm ngang còn FDI là đường dốc lên) nhưng cả hai đều năm trong xu hướng mở rộng.

Hình 2.3: Tăng trưởng GDP và FDI Thực hiện của Việt Nam ( 2010-2018)

(Nguồn: Nguyễn Thường Lặng,2017)

Hình 2.3 đã cho thấy sự tăng trưởng của FDI và GDP trong giai đoạn 2010 - 2018. FDI có sự tăng trưởng khá đều.

39

2.1.2. Những tác động của FDI tới sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam

Khu vực FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung đáng kể vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Các nghiên cứu gần đây đều có chung nhận định rằng, FDI đã đóng góp phần quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng cao, góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là gia tăng kim ngạch xuất khẩu), đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho một bộ phận lao động. Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ, tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự động đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Các dự án FDI có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động, tạo ra kênh truyền tác động tích cực hữu hiệu.

FDI trong tổng đầu tư xã hội và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Trong những năm qua, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đồng thời có đóng góp cho GDP gia tăng liên tục. Trong những năm gần đây, vốn FDI chiếm gần 20% vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp khoảng 30% vào tăng trưởng GDP hàng năm (Tổng cục thống kê, 2018)

Không chỉ đóng góp nhiều cho GDP, khu vực FDI đã luôn luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với các khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động nhất.

FDI nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu: Phần lớn vốn FDI chảy vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm tới 2/3 tổng vốn FDI vào Việt Nam. Các dự án FDI hầu hết là đầu tư mới đã thu hút lượng lao động lớn, cộng với năng suất lao động của khu vực này cao hơn khu vực khác nên giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng nhanh hơn công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra một số ngành công nghiệp mới và đưa năng lực sản xuất tăng lên như dầu khí, viễn thông, hoá chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng, dệt may, da

40

giày, thực phẩm, v.v... Hiện các doanh nghiệp FDI chiếm 100% dầu thô, sản xuất ôtô, máy giặt, điều hoà, tủ lạnh, thiết bị máy tính, 60% sản lượng thép cán, 28% xi măng, 33% máy móc thiết bị điện, điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác, 55% sản lượng sợi, 49% da giày, 25% thực phẩm đồ uống, v.v... Trong những năm gần đây, FDI đổ vào các lĩnh vực dịch vụ ngày càng tăng, đáng chú ý là những dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: du lịch, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, v.v… Điều này góp phần cải thiện chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của các ngành dịch vụ, đặc biệt có thể hình thành các dịch vụ mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh tầm quốc tế.

FDI đã góp phần quan trọng trong việc Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, vượt qua được những khó khăn về thị trường do những biến động ở Đông Âu và Liên Xô trước đây gây ra, phá được thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ song phương, đa phương, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc phát triển đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, v.v… qua đó nâng cao năng lực xuất khẩu. Cùng với tốc độ tăng trưởng trong tổng kim ngạch xuất khấu Việt Nam (ước đạt trung bình 21% mỗi năm) thì các doanh nghiệp FDI đóng góp trung bình 51.25% trong tổng kim ngạch này. Xu hướng này tăng dần qua các năm, nếu các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 7.5 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu (15.54 tỷ USD) trong năm 2011, thì sau 4 năm (năm 2015) con số này đã tăng gấp đôi đạt 15.2 tỷ USD (Tổng cục thống kê, 2018)

FDI tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực: Tác động xã hội quan trọng nhất của FDI là tạo việc làm, tạo thu nhập, tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Đến nay, các doanh nghệp FDI đã thu hút được khoảng 1.7 triệu lao động trực tiếp. Tính bình quân, thu nhập và năng suất lao động của người lao động trong khu vực FDI cao hơn so với các khu vực doanh nghiệp trong nước. Nhiều dự án FDI ở Việt Nam tập trung vào những ngành sử dụng nhiều vốn và lao động có trình độ cao. Điều này lý giải mức thu nhập trung bình của lao động khu vực này cao gấp hai lần so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Hơn nữa, số lao động này được tiếp cận công nghệ hiện đại, kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến. Hàng vạn cán bộ quản lý và kỹ thuật người Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp FDI đã được nâng cao kỹ năng và tay nghề.

41

Một bộ phận chuyên gia Việt Nam đã có thể thay thế dần các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhận chức vụ quản lý doanh nghiệp và điều khiển quy trình công nghệ hiện đại. Bên cạnh số việc làm trực tiếp, khu vực FDI còn gián tiếp tạo thêm hàng triệu việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và trong các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước.

FDI đối với nguồn thu ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô: Khu vực FDI đóng góp ngày càng tăng vào nguồn thu ngân sách của nhà nước. Thời kỳ 2010 – 2014, không kể thu từ dầu thô, khu vực doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách 4.6 tỷ USD, gấp 4,5 lần so với thời kỳ 5 năm trước đó.

Hoạt động của các doanh nghiệp FDI đã tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như: đóng góp vào việc tăng thặng dư của tài khoản vốn, giảm thiểu thâm hụt thương mại qua đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung. Khu vực FDI cung cấp lượng hàng hóa và dịch vụ lớn ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, v.v... Do dòng vốn FDI tập trung đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh như các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu, khai thác tài nguyên, chế biến nông, lâm, hải sản, kinh doanh bất động sản v.v... nên Nhà nước có điều kiện dành nhiều hơn vốn ngân sách đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các lĩnh vưc nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ lợi, giao thông vận tải, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, khoa học và công nghệ, văn hoá, thể dục, thể thao, v.v... Nhà nước hỗ trợ cao hơn cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào nghèo. Nhờ đó, đầu tư từ ngân sách có điều kiện phát huy được tác dụng bảo đảm kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, thực hiện phát triển bền vững và tạo thêm xung lực để thu hút FDI.

Những tác động tích cực gián tiếp khác: Hoạt động của khu vực FDI tạo ra tác động lan tỏa tích cực đối với các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân ở các vùng kém phát triển và ít có FDI xuất hiện qua kênh liên kết sản xuất và kênh cạnh tranh. Thông qua đó đã tạo việc làm cho hàng triệu lao động gián tiếp,

42

và cung ứng dịch vụ. Việc quản lý, điều hành hoạt động của các doanh nghiệp FDI giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm thực tiễn để tiếp tục hình thành các yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI đã góp phần ghi nhận các quyền cơ bản của nền kinh tế thị trường: quyền tự do kinh doanh, quyền tự chủ, tự quyết các công việc của mình; quyền được bình đẳng trước pháp luật khi gia nhập thị trường, v.v... Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp và nền kinh tế có thêm cơ hội tham gia mạng lưới toàn cầu, tạo thuận lợi hơn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, thực tế cũng cho thấy FDI đang bộc lộ những mặt hạn chế, thậm chí là tiêu cực như tình trạng gây ô nhiễm môi trường, chuyển giá, sử dụng công nghệ lạc hậu của một số dự án, tỷ lệ vốn FDI thực hiện còn thấp so với tổng vốn đăng ký, việc sử dụng tài nguyên còn lãng phí, số dự án công nghệ cao của các tập đoàn xuyên quốc gia và dự án Low-cacbon và dự án đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm còn ít, v.v…

2.2. Phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào Việt Nam Việt Nam

2.2.1. Các nhân tố vĩ mô

2.2.1.1. Nhân tố về pháp luật chính sách

Trong những năm qua, Chính phủ đã nỗ lực trong việc tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, sửa đổi luật, đưa ra các chính sách thu hút đầu tư, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát huy tốt hơn nội lực. Sự ổn định về kinh tế vĩ mô và những cải cách về mặt pháp luật của Việt Nam đang tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)