Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 92 - 109)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2. Đối với nhà nước

Nâng cao hiệu năng quản lý nhà nước đối với FDI: Cần thiết lập một cơ quan quản lý để hướng dẫn thực hiện chiến lược thu hút FDI thế hệ mới. Cơ quan này có thể độc lập, có chức năng hoạch định và đưa ra những gói giải pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Đổi mới toàn diện công tác quản lý nhà nước đối với FDI, đặc biệt coi hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút FDI, bên cạnh đó phải giám sát, kiểm tra, thanh tra để phát hiện và xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật. Những năm gần đây, Việt Nam đã đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, nhưng trong giai đoạn sắp tới cần phải có chiến lược xúc tiến đầu tư kết hợp giữa nhà nước - doanh nghiệp - địa phương để quảng bá hình ảnh đất nước, địa phương. Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải tiến công tác thẩm định dự án FDI để tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội. Để thu hút TNCs vào các dự án FDI có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, nhà nước cần cam kết rõ ràng về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư.

83

Hoàn thiện thể chế trong công tác quản lý FDI hướng tới chuẩn mực quốc tế trong bối cảnh CMCN 4.0 cần tiến hành theo các hướng: (1) tăng cường ứng dụng các thành tựu CMCN 4.0 trong quản lý, đặc biệt là các ứng dụng về quản lý dữ liệu, không gian (đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch, quản lý tác động đến môi trường…) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhờ tiết kiệm thời gian, các chi phí tiêu cực phát sinh, (2) cập nhật kịp thời các thay đổi về công nghệ ở các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động FDI trong CMCN 4.0 (ví dụ tác động của công nghệ sản xuất, kinh doanh mới đến môi trường tự nhiên, văn hóa,… của Việt Nam) nhằm có các phản ứng phù hợp theo nguyên tắc chỉ can thiệp bằng chính sách, quản lý hành chính khi các hoạt động đó phương hại đến lợi ích của cộng đồng và quốc gia.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm túc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI, đẩy nhanh quá trình cải cách thủ tục hành chính về triển khai thực hiện dự án FDI.

Sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Các Bộ, ngành chủ động sửa đổi, bổ sung các nội dung thuộc thẩm quyền (Quy định về mã ngành, yêu cầu về hợp pháp hóa lãnh sự, hệ thống biểu mẫu báo cáo, cơ chế hậu kiểm, giám sát đầu tư, v.v…) và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án FDI và đơn giản hoá thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư và loại hình doanh nghiệp.

Có chiến lược thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một số lĩnh vực có hàm lượng CNC, sản xuất xuất khẩu, cải tiến công tác xúc tiến đầu tư.

Nâng cấp số lượng và chất lượng CSHT, tăng cường chất lượng các dịch vụ, xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ dựa vào FDI.

Nhanh chóng tổ chức đào tạo để có nguồn nhân lực đủ trình độ đáp ứng nhu cầu thị trường.

84

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu, rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.

Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải, v.v...); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc - Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời, các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần quan tâm đến 2 vấn đề sau: (1) Phối hợp công tác thẩm tra cấp mới/điều chỉnh/thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Hiện nay việc thực hiện quy trình thẩm tra đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện của các địa phương còn chưa thống nhất, kể cả việc nhận diện lĩnh vực đầu tư có điều kiện cũng chưa rõ ràng hay việc xác định những cơ quan cần xin ý kiến thẩm tra đối với điều kiện dự án phải đáp ứng trong quá trình xử lý thủ tục. Do vậy, cần sớm xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong thực hiện công tác thẩm tra cấp mới/điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và quy định cụ thể rõ ràng, tạo sự thống nhất trong giải quyết thủ tục đầu tư, đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ khi thực hiện nhiệm vụ, ban hành rõ lĩnh vực đầu tư có điều kiện và điều kiện cụ thể yêu cầu phải đáp ứng tạo sự công khai minh bạch khi thực hiện, (2) Phối hợp công tác quản lý sau cấp phép. Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý doanh nghiệp dự án FDI sau khi cấp giấy chứng nhận đầu tư. Có quy chế phối hợp cụ thể rõ ràng giữa các cơ quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong thực thi nhiệm vụ

85

nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phù hợp với các quy định pháp luật và không gây chồng chéo, khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trong tổ chức thực hiện như:

Hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án đầu tư, xây dựng quy trình, điều kiện xử lý thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với những trường hợp có vi phạm pháp luật (không có ở trụ sở đăng ký, bỏ trốn mất tích, không thực hiện nghĩa vụ báo cáo thống kê và các quy định tại giấy chứng nhận đầu tư, v.v…)

Thống nhất mã số thuế và mã số giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với doanh nghiệp FDI như đối với doanh nghiệp trong nước (cấp đồng thời để tránh tình trạng doanh nghiệp FDI cấp giấy chứng nhận đầu tư xong không thực hiện thủ tục cấp mã số thuế). Bên cạnh đó, xúc tiến đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống phần mềm quản lý dự án FDI, v.v... đảm bảo nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động, sai phạm (nếu có) để kịp thời trong công tác phối hợp liên ngành giải quyết, tháo gỡ cho doanh nghiệp hoặc xử lý vi phạm làm trong sạch môi trường đầu tư, kinh doanh.

Xây dựng ban hành “Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về FDI” là rất cần thiết nhằm tạo khung pháp lý rõ ràng, hỗ trợ cho các cơ quan thực thi pháp luật trong quá trình quản lý, đặc biệt là việc quy định rõ trách nhiệm các cơ quan chức năng, sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành liên quan nhằm chấn chỉnh và tăng cường nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực FDI theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 1617/2011/CT- TT ngày 19 tháng 9 năm 2011.

86

KẾT LUẬN

Trong tình hình kinh tế quốc tế hiện nay cũng như điều kiện của Việt Nam, chúng ta cần phải đánh giá được thực trạng nền kinh tế Việt Nam và có hướng đi cụ thể trong tương lai. Mặc dù trong năm 2018 Việt nam đã đạt những kết quả tốt như tốc độ tăng trưởng 7,08%, cao nhất kể từ năm 2011. Bên cạnh đó, 12 chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, xuất siêu 7,2 tỷ USD, cao gấp 2,7 lần năm 2017. Đây đồng thời là năm thành công đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vốn FDI thực hiện đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017, chiếm 22% tổng vốn đầu tư xã hội. Đó là tỷ trọng hợp lý khi doanh nghiệp trong nước đang tăng nhanh và có quy mô ngày càng lớn, song cũng xuất hiện một số vấn đề năng lượng cho tương lai, khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính làm tăng nhiệt độ trái đất, tận dụng lợi thế đất nước về năng lượng mặt trời, điện gió, điện tái tạo cần giải quyết. Thu hút FDI là nhiệm vụ quan trọng của cả nước, doanh nghiệp và địa phương. Vì vậy, việc tận dụng cơ hội trong việc đề ra định hướng mới, hoàn chỉnh thể chế, đổi mới đồng bộ chính sách ưu đãi, công tác quản lý nhà nước nhằm thu hút được nhiều hơn, có chất lượng và hiệu quả hơn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của chiến lược phát triển đến năm 2025.

Thu hút FDI tại Việt Nam vốn dĩ đã gặp nhiều khó khăn, nhưng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ lại tồn tại thêm nhiều thách thức mới với kinh tế, xã hội và vấn đề thu hút FDI của Việt Nam.

Để có thể ứng phó với sự thay đổi trong thời buổi công nghệ số Việt Nam nên tập trung vào các giải pháp cụ thể như:

Xây dựng, tạo lập môi trường đầu tư 4.0

Chủ động định hướng xúc tiến đầu tư ưu tiên các ngành chịu tác động của CMCN 4.0

Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật.

Hoàn thiện chính sách ưu đãi về luật pháp và thủ tục hành chính, quy hoạch và thuế.

87

Thực hiện chính sách chăm sóc sau đầu tư để giữ chân nhà đầu tư. Giải pháp về công nghiệp hỗ trợ và cơ sở hạ tầng.

Các giải pháp trên mang tính gợi ý để nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI của Việt Nam trong bối cảnh công nghệ 4.0. Ngoài ra, luận văn còn nêu các kiến nghị cho doanh nghiệp đầu tư và cho nhà nước các vấn đề liên quan để nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút FDI

88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Ngọc Anh, Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2015

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo “30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới”, Hà Nội, 2018

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo “Các khuyến nghị về chiến lược FDI thế hệ mới 2020-2030 của Việt Nam”, Hà Nội, 2018

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018-2030”, Hà Nội, 2018

5. Bộ Tài Chính, Thông tư số 213/2012/TT-BTC hướng dẫn hoạt động của nhà đầu tư nước ngoàitrên thị trường chứng khoán Việt Nam, Hà Nội, 2012

6. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Tổng luận “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, 2016.

7. Cục Đầu tư nước ngoài, Dự thảo chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018 – 2030, Hà Nội, tháng 03/2018.

8. Thủ tướng Chính phủ, “Chỉ thị 1617/2011/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới”, Hà Nội, 2011

9. Nguyễn Ngọc Hoa, Nguyễn Thúy Vân (2019), Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988-2016

10. Nguyễn Thị Mai Hương, “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành nông nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp, số 3, trang 148-157, 2017

11. Trần Thị Lan, Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức cho ngành nông nghiệp, Tạp chí Tài chính, số tháng 5/2018, 2018

89

12. Nguyễn Thường Lặng, Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn cuối năm 2017, Đại học Kinh tế quốc dân, 2017

13. Nguyễn Thị Ái Liên, Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2011

14. Nguyễn Mại, Thu hút FDI 2018 và triển vọng 2019, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 4, 2019

15. Nguyễn Thị Kim Nhã, Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2005.

16. Phùng Xuân Nhạ, Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2013

17. Bùi Huy Nhượng, Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2006

18. Quốc hội Việt Nam, Luật đầu tư số 59/2005/QH11, Hà Nội, 2005 19. Quốc hội Việt Nam, Luật đầu tư số 67/2014/QH13, Hà Nội, 2014

20. Quốc hội Việt Nam, Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, Hà Nội, 2014 21. Quốc hội Việt Nam, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam số 4-HĐNNB, Hà

Nội, 1987

22. Quốc hội Việt Nam, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam số 52-L/CTN, Hà Nội, 1996

23. Ngô Công Thành, “Định hướng phát triển các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia, Hồ Chí Minh, 2005

90

26. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê, Hà Nội, 2015 27. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2016 28. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2017, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017 29. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2018, NXB Thống kê, Hà Nội, 2018 30. Nguyễn Xuân Trung (2012), “Nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước

ngoài tại Việt Nam”, NXB Khoa học Xã hội, 2012

31. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, “Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn nước ngoài tại Việt Nam”, 2014

32. Nguyễn Tấn Vinh, Nhìn lại giá trị của FDI sau gần 30 năm, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 1, 2017.

33. Ngô Trần Xuất, Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ ngành Kinh tế học, Viện Hàn Lân – Khoa Học Xã Hội Việt Nam, 2018

Tài liệu Tiếng Anh

34. Ngoc Anh, N. & Thang, N., Foreign direct investment in Vietnam: Ano verview and analysis the determinants of spatial distribution across provinces. Development and Policies Research Center, 2007

35. Akamatsu, Kaname "A Historical Pattern of Economic Growth in Developing Countries," The Developing Economies, Preliminary Issue No. 1,1962, pp. 3– 25

36. Dunning, John H, The International Allocation of Economic Activity, Trade, Location of Economic Activity and the MNE: A Search for an Eclectic Approach, 1970, p.p 395-418

37. Dunning, John H, International Production and the Multinational Enterprise, London: George Allen and Unwin, 1981

38. Grazia Letto-Gillies, Transnational Corporations and International Production: Concepts, Theories and Effects, Second Edition, Hardcover, 2005

91

39. Imad A. Moosa, Foreign Direct Investment Theory, Evidence and Practice,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 92 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)