Triển vọng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 79 - 81)

7. Kết cấu luận văn

3.1.3. Triển vọng phát triển

Mối quan hệ Mỹ - Trung, trong đó có cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước này, đang được cả thế giới quan tâm. Theo SSI Research, tác động ngắn hạn từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chủ yếu là gián tiếp, thông qua sự mất giá của đồng Nhân dân tệ, Bắc Kinh tăng cường kiểm soát vốn và tâm lý giá xuống trên thị trường chứng khoán. Việt Nam vẫn đang phát triển, nhưng quy mô sản xuất tương đối nhỏ trên thế giới, không nằm trong top 20, do đó Việt Nam đủ nhỏ để “đứng ngoài” cuộc tranh chấp thương mại của các nền kinh tế lớn, không bị ảnh hưởng tiêu cực nhiều trong ngắn hạn. Đồng tiền Việt Nam vẫn diễn biến tốt so với hầu hết các đồng tiền khác trong khu vực, chỉ mất giá 2.5% so với USD kể từ đầu năm. Việc VND mất giá hôm 23/07/2018 sau nhiều năm ổn định có thể là do chỉ để điều chỉnh cho phù hợp với các quốc gia khác trong khu vực hơn là đứng đơn độc.

Tuy vậy, cảnh giác không bao giờ thừa khi kim ngạch thương mại của Việt Nam với Mỹ và với Trung Quốc chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu. Theo dõi cập nhật thông tin, dự báo kịp thời, chủ động đề ra giải pháp đồng bộ khắc phục mọi tình thế là nhiệm vụ quan trọng của các bộ, ngành ở Trung ương.

Đối với FDI, hiện đang có nhiều nhà đầu tư Mỹ và châu Âu chuyển xí nghiệp từ Trung Quốc về nước hoặc sang nước thứ ba, mà Việt Nam nằm trong sự lựa chọn hàng đầu. Mặt khác, khi Chính phủ Mỹ áp đặt mức thuế nhập khẩu 25% đối với toàn bộ hàng hóa của Trung Quốc, thì buộc doanh nghiệp nước này tìm kiếm thị trường khác để tiêu thụ số hàng hóa không thể xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời gia tăng đầu tư ra nước ngoài để đối phó với các biện pháp của Mỹ. Việt Nam là nước láng giềng, có tiềm năng lớn nên sẽ được các doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiến cơ

70

hội để mở rộng quy mô thương mại hai chiều, đồng thời tăng nhanh các dự án đầu tư trực tiếp. Trong bối cảnh đó, Nhà nước cần nghiên cứu để nhận biết thách thức và cơ hội mới, có đối sách thích hợp với các doanh nghiệp Trung Quốc theo hướng lựa chọn, sàng lọc bảo đảm lợi ích quốc gia trong việc hợp tác về thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Ngoài ra, trong bối cảnh quốc tế và khu vực, việc cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế đánh giá cao môi trường kinh doanh và đầu tư của Việt Nam, với một số FTA thế hệ mới bắt đầu có hiệu lực, trên cơ sở định hướng, chính sách mới về FDI, thì triển vọng năm 2019 và 2020 rất sáng sủa:

Thứ nhất, đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và châu Á vẫn gia tăng, đồng thời đầu tư từ Mỹ, Đức, Pháp, Anh và một số nước EU vào công nghệ hiện đại, công nghệ tương lai, giáo dục và đào tạo, R&D với nhiều dự án lớn đã và đang được đàm phán sẽ được triển khai.

Thứ hai, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ngoài đầu tư tại Việt Nam vẫn gia tăng ở những ngành thâm dụng lao động, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, dịch vụ tư vấn, nhưng sẽ có nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đầu tư những dự án quy mô hàng tỷ USD trong công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tương lai của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, xây dựng thành phố thông minh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

Thứ ba, dự án FDI vào các địa phương được thu hút phù hợp với trình độ phát triển của từng tỉnh, thành phố với chính sách ưu đãi phù hợp với danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư.

Đổi mới toàn diện quá trình thu hút FDI từ xúc tiến đầu tư, đến thẩm định cấp giấy đăng ký, triển khai dự án theo hướng chính phủ điện tử với bộ máy được cơ cấu có hiệu năng, đội ngũ công chức mẫn cán và năng động sẽ là những nhân tố quyết định Việt Nam trở thành điểm đến đầy tiềm năng của các nhà đầu tư trong thời gian tới.

71

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)