Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 72 - 74)

7. Kết cấu luận văn

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Dòng vốn của khu vực FDI trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang đặt ra một số vấn đề tồn tại cần phải giải quyết:

Thứ nhất, nền kinh tế đang có xu hướng phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài. Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào sản lượng của khu vực FDI, đặc biệt một số công ty lớn. Nếu như năm 2009, xuất khẩu của khu vực FDI chỉ chiếm 32.9% tổng xuất khẩu của Việt Nam thì con số này đã tăng lên 70.2% năm 2016 và trên 72% trong năm 2017.

63

Bên cạnh đó, với dòng vốn lớn từ khu vực FDI, vốn đầu tư toàn xã hội liên tục tăng ở mức cao trong những năm gần đây. Dù suy giảm trong nửa cuối năm 2016, dòng vốn từ khu vực FDI đã phục hồi đáng kể trong nửa đầu năm 2017. Thực tiễn cho thấy, khu vực kinh tế trong nước đang ngày trở nên yếu thế so với khu vực FDI, đặc biệt trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang được mở rộng.

Với sự phụ thuộc nhiều vào đầu tư FDI nhưng trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, sự áp dụng tự động hóa đang được các doanh nghiệp quan tâm để giảm chi phí giá thành; nhưng tốc độ phát triển khoa học công nghệ như hiện tại khá chậm, chưa phù hợp với nhu cầu phát triển.

Thứ hai, dù đã có nỗ lực nhất định trong việc thu hút một số DN công nghệ cao, đánh giá chung Việt Nam vẫn chưa đạt mục tiêu nâng cao đáng kể trình độ công nghệ và chuyển giao công nghệ thông qua các doanh nghiệp FDI.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư, mặc dù công nghệ chuyển giao vào Việt Nam hầu hết là công nghệ có trình độ bằng hoặc cao hơn công nghệ sẵn có ở Việt Nam, phần lớn các DN FDI có công nghệ trung bình so với thế giới (80%), một phần đáng kể có công nghệ lạc hậu (14%) và chỉ có 6% có công nghệ cao.

Các công nghệ được chuyển giao theo các dự án FDI thường là các công nghệ được đưa vào theo lợi ích của nhà đầu tư chứ không phải theo nhu cầu đổi mới công nghệ do phía Việt Nam chủ động đưa ra. Điều này sẽ hạn chế việc chuyển giao công nghệ tiên tiến cho DN nội như kỳ vọng và cam kết.

Thực tiễn của ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam là minh chứng rõ nhất. Sau nhiều năm phát triển, hiện nay, công nghệ sản xuất ô tô không có nhiều cải thiện, vẫn chỉ dừng lại ở nhập khẩu linh kiện và lắp ráp. Tỷ lệ nội địa hoá chỉ 15-40%, chi phí sản xuất cao hơn khoảng 20% so với các nước khác trong khu vực ASEAN, đồng thời ngành Công nghiệp phụ trợ chỉ dừng lại ở sản

64

xuất vài linh kiện đơn giản như ắc quy, lốp xe. Sau hơn 30 năm thu hút FDI, kết quả như vậy là hết sức hạn chế.

Thứ ba, tác động tiêu cực đến môi trường. Do nhiều dự án FDI đưa vào dây chuyền công nghệ lạc hậu nên có tác động tiêu cực đến môi trường. Sự tàn phá môi trường của một số doanh nghiệp FDI như Công ty Vedan tại Đồng Nai, Công ty Tung Kuang tại Hải Dương, Công ty Long Tech tại Bắc Ninh, v.v... Thảm họa môi trường biển ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế do Tập đoàn Formosa gây ra là vấn đề nổi cộm trong thu hút FDI thời gian qua.

Bên cạnh việc phá hoại môi trường là việc khai thác cạn kiệt tài nguyên. Trong thời gian vừa qua (giai đoạn trải thảm đỏ đón nhà đầu tư), đã có rất nhiều dự án đầu tư khai thác tài nguyên khoáng sản, v.v... Đây là nguồn tài nguyên không tái tạo được. Sự khai thác bừa bãi thiếu quy hoạch sẽ gây tổn thất lớn tài nguyên quốc gia.

Thứ tư, hiện mới chỉ có khoảng 300 DN Việt Nam đủ tiêu chuẩn đáp ứng được các tiêu chí về sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho các tập đoàn nước ngoài, còn lại, vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI, điều này chứng tỏ liên kết giữa các DN còn yếu. Do đó, để nguồn vốn FDI đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế, vấn đề đặt ra là cần tăng cường liên kết giữa khu vực FDI và khu vực DN trong nước, làm sao để DN trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI vào việt nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4 0 cơ hội và thách thức (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)