Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán v (Trang 32)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam

Tháng 11 năm 1996, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan chủ chốt quản lý các thị trường vốn và các đối tượng tham gia thị trường được thành lập với nhiệm vụ tổ chức, phát triển và giám sát thị trường chứng khoán trong nước.

Tháng 7/2000, thị trường chứng khốn Việt Nam chính thức đi vào hoạt động với sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh). Sau đó, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội được thành lập vào ngày 28/03/2005 (ngày 24/06/2009 chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội).

Cũng trong ngày 24/06/2009, khai trương vận hành thị trường đăng ký giao dịch chứng khốn cơng ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) với sứ mệnh phát triển thị trường giao dịch tập trung cổ phiếu của các doanh nghiệp đại chúng.

Nhằm nâng cao vai trị, vị thế của thị trường chứng khốn và có thêm cơng cụ phịng ngừa rủi ro, ngày 11/3/2014, Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự kiến sẽ được vận hành chính thức vào quý II/2017.

2.1.1. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam

Tại Việt Nam, cơ sở pháp lý đối với hoạt động thị trường chứng khốn ln được xây dựng, sửa đổi, bổ sung phù hợp trong từng giai đoạn, tiếp cận với thông lệ quốc tế góp phần quan trọng giúp thị trường chứng khốn Việt Nam phát triển ổn định, vững chắc và trở thành kênh huy động vốn quan trọng đối với nền kinh tế.

Năm 1998 - Tạo lập khuôn khổ pháp lý ban đầu: Ngày 11/7/1998, Chính

phủ đã ký ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán, là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh trực tiếp cho hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam với các quy định về

phát hành chứng khốn ra cơng chúng; tổ chức thị trường giao dịch tập trung; tổ chức hoạt động công ty chứng khốn, quỹ đầu tư chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ đầu tư; hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán; tham gia thị trường chứng khốn của bên nước ngồi…

Năm 2003 - Hoàn thiện khung pháp lý, chiến lược để phát triển thị trường: Sau một thời gian triển khai vận hành thị trường chứng khoán, những hạn

chế, bất cập của Nghị định 48/1998/NĐ-CP bước đầu xuất hiện, đòi hỏi cần thiết có sự sửa đổi, bổ sung kịp thời. Ngày 28/11/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán, thay thế Nghị định 48/1998/NĐ-CP, có phạm vi điều chỉnh tương đối rộng, tạo tiền đề cho việc mở rộng quy mô phát hành và niêm yết, giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung, cho việc thành lập Sở giao dịch chứng khốn các định chế tài chính trung gian; nâng cao hiệu quả, chất lượng cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn.

Năm 2006 - Luật Chứng khốn được ban hành: Trong q trình thực hiện

Nghị định 144/2003/NĐ-CP, phạm vi điều chỉnh của Nghị định đã bộc lộ nhiều hạn chế, chưa bao quát và phù hợp với điều kiện thực tế cũng như định hướng phát triển thị trường chứng khoán. Ngày 29/6/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Chứng khốn, có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, góp phần hồn chỉnh các quy định pháp luật về thị trường chứng khốn, nâng cao tính minh bạch của thị trường, đưa ra khái niệm về công ty đại chúng và yêu cầu các công ty đại chúng chưa niêm yết phải có nghĩa vụ cơng bố thơng tin, bổ sung nhiều quy định mới về phát hành chứng khoán, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán, nguyên tắc áp dụng điều ước quốc tế...

Năm 2010 - Ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán: Ngày

24/11/2010, Quốc hội khóa XII đã thơng qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khốn (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011) khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán và thực tế thi hành Luật Chứng khoán 2006; đảm bảo định hướng phát triển thị trường theo đúng mục tiêu; đồng thời từng bước tiếp cận với quy định và thông lệ quốc tế, tăng cường sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Theo đó,

bổ sung nhiều quy định mới liên quan đến quản trị công ty, công bố thơng tin, chào bán chứng khốn ra cơng chúng, các tổ chức kinh doanh chứng khốn…

Năm 2014-2015 - Chuẩn bị các bước để xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh: Nhằm tạo dựng hành lang pháp lý ban đầu cho vận hành thị trường

chứng khoán phái sinh, ngày 5/5/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng mở đường cho thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam phát triển trong thời gian tới, góp phần hỗ trợ cho thị trường chứng khoán cơ sở phát triển ổn định, vững chắc, từ đó tăng sức cạnh tranh và thu hẹp dần khoảng cách giữa thị trường chứng khoán Việt Nam với thế giới.

Hiện nay, Chính phủ đang nỗ lực xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ mới nhằm đảm bảo sự phù hợp và thống nhất cao trong hệ thống pháp luật Việt Nam và cũng đặt ra yêu cầu về quản lý thị trường cao hơn, phạm vi và đối tượng điều chỉnh rộng hơn. Đồng thời tiếp tục xây dựng và hồn thiện khn khổ pháp lý cho phát triển thị trường chứng khoán phái sinh giai đoạn 2017-2020.

2.1.2. Quy mơ thị trường chứng khốn Việt Nam

Nguồn:Uỷ ban chứng khốn Nhà Nước

Hình 2.1: Tỷ lệ vớn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam so với GDP(2012 – 2016)

Thị trường chứng khoán Việt Nam mới thành lập được 20 năm, nhưng 5 năm gần đây thị trường được đánh giá rất phát triển và ổn định. Năm 2013 mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

cịn có nhiều khó khăn song thị trường chứng khốn vẫn duy trì được tăng trưởng. Mức vốn hoá thị trường năm 2013 cũng tăng so với năm 2012, đạt khoảng 964 nghìn tỷ đồng (tăng 199 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương mức 31% GDP.

Tiếp tục đến năm 2014, thị trường chứng khoán Việt Nam đã được đạt kết quả khả quan, nhờ vào những cải thiện kinh tế vĩ mô và các giải pháp tái cấu trúc thị trường chứng khoán . Theo Báo cáo tổng kết của Ủy ban chứng khoán nhà nước, mức vốn hóa đạt 1.128 nghìn tỷ đồng (tăng 179 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2013), tương đương 31,5% GDP.

Năm 2015, thị trường chứng khoán cả thế giới chao đảo nhưng chứng khoán Việt Nam vẫn tăng trưởng được 6,1%. Tỷ lệ vốn hóa qua thị trường chứng khốn tính đến năm 2015 đạt 34,5% GDP tương đương với mức vốn hóa hơn 1298.53 nghìn tỷ đồng.

Năm 2016 tổng vốn hoá của thị trường niêm yết đạt hơn 1640 nghìn tỷ đồng, tăng 345.000 tỷ đồng (26,6%) so với cuối năm 2015, đạt 42%GDP. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ sàn giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh khi vốn hố tăng lên 344.800 tỷ đồng đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 30,1% so với thời điểm cuối năm 2015. Vốn hoá của sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội tăng nhẹ lên mức 151.702 tỷ đồng. Đáng chú ý là vốn hóa sàn UPCoM đã tăng lên mức 313.400 tỷ đồng, tăng mạnh 75% chỉ trong vòng 2 tháng cuối năm 2016 và tăng tới 4,26 lần tính từ đầu năm 2016 nhờ hưởng lợi từ lộ trình đầy mạnh niêm yết và thối vốn các doanh nghiệp nhà nước.

Nguồn:vietstock.vn

Hình 2.2: Tỷ lệ vớn hóa thị trường chứng khốn/GDP của Việt Nam so với một sớ nước trong khu vực năm 2016

So với quy mơ vốn hóa của một số nước trong khu vực châu Á thì mức vốn hóa thị trường chứng khốn Việt Nam hiện nay tuy đã phát triển rất mạnh trong thời gian qua, nhưng so với các nước trong khu vực vẫn còn khá nhỏ.

Với quyết tâm thúc đẩy quy mơ thị trường chứng khốn Việt Nam lên khoảng 70% GDP vào năm 2020, từng bước đưa thị trường chứng khốn Việt Nam vào nhóm các thị trường chứng khốn mới nổi, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh tiến hành thoái vốn các doanh nghiệp Nhà nước không thuộc diện nắm giữ, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO: Initial public offering) và đưa lên niêm yết trên thị trường chứng khoán. Việc thối vốn các Tập đồn, Tổng Cơng ty lớn sẽ góp phần làm tăng nhanh quy mơ thị trường chứng khốn Việt Nam.

2.1.3. Các thành viên tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.3.1. Doanh nghiệp niêm yết

Bảng 2.1: Thống kê số lượng doanh niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng số doanh nghiệp niêm yết 702 680 673 687 701

Số doanh nghiệp niêm yết mới 15 24 47 27

Số doanh nghiệp hủy niêm yết 37 31 33 16

Nguồn:Ủy ban chứng khoán nhà nước

Qua thống kê, giai đoạn 2012 – 2014, số lượng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam có xu hướng giảm. Năm 2013, thị trường tuy có những diễn biến khả quan nhờ vào những tín hiệu ổn định kinh tế vĩ mơ và các giải pháp tích cực trong lĩnh vực chứng khốn nhưng số lượng doanh nghiệp bị hủy niêm yết vẫn nhiều hơn số lượng doanh nghiệp niêm yết mới bởi tỷ lệ doanh nghiệp có lỗ lũy kế tăng, hàng tồn kho tăng so với năm 2012. Đến năm 2014, mặc dù kinh tế có cải thiện và cơng tác cổ phần hóa được thúc đẩy nên số lượng doanh nghiệp niêm yết mới tăng và số lượng doanh nghiệp hủy niêm yết giảm so với năm 2013. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp hủy niêm yết vẫn nhiều hơn so với doanh nghiệp niêm yết mới là do ngồi một số ít các doanh nghiệp hủy niêm yết tự nguyện và hủy niêm yết do sáp nhập thì số cịn lại đều do không bảo đảm điều kiện niêm yết, kinh doanh thua lỗ, vi phạm chế độ công bố thông tin, thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp,... Điều này cho thấy chất lượng doanh nghiệp niêm yết chưa cao.

Sang đến năm 2015, số lượng doanh nghiệp niêm yết đã bắt đầu tăng trở lại, số doanh nghiệp niêm yết mới nhiều hơn so với số doanh nghiệp hủy niêm yết. Kết quả này là nhờ những cải thiện kinh tế vĩ mô và các giải pháp tái thúc đẩy phát triển thị trường giúp thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2015 tương đối ổn định và được đánh giá là điểm sáng thu hút dòng vốn gián tiếp so với các nước trong khu vực. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết có cải thiện

đáng kể, 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết tăng 5,9%, tổng lợi nhuận sau thuế tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2014. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành các văn bản tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách cổ phần hóa, minh bạch hóa hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nhằm đẩy mạnh cơng tác cổ phần hóa, thối vốn doanh nghiệp nhà nước và gắn cơng tác cổ phần hóa với niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Năm 2016, tuy thị trường chứng khốn chịu khơng ít tác động lớn từ tình hình thế giới lẫn trong nước, nhưng vẫn hồi phục nhanh chóng và duy trì mức tăng trưởng. Số lượng doanh nghiệp niêm yết mới tăng so với số doanh nghiệp hủy niêm yết, chủ yếu là nhờ Chính phủ đẩy mạnh tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra cơng chúng (IPO), thối vốn các doanh nghiệp Nhà nước không thuộc diện nắm giữ và đưa lên niêm yết trên thị trường chứng khốn. Theo dự đốn Quy mơ thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tăng trưởng xấp xỉ 1,7 lần trong vịng hai năm tới nhờ đẩy mạnh cổ phần hóa, thối vốn nhà nước và niêm yết lên sàn chứng khoán của các tập đồn, tổng cơng ty lớn.

2.1.3.2. Cơng ty chứng khốn

Từ khi khai trương hoạt động của Sở Giao dịch chứng khốn TP.Hồ Chí Minh (ngày 20/7/2000) đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng, quy mô cũng như chất lượng hoạt động của các cơng ty chứng khốn.

Sự phát triển về số lượng của các cơng ty chứng khốn Việt Nam giai đoạn 2000-2016 thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Nguồn:Ủy ban chứng khốn nhà nước

Hình 2.3: Sớ lượng cơng ty chứng khốn ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2016

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tái cấu trúc cơng ty chứng khốn được nêu lên như là nhu cầu tất yếu để chấn chỉnh hoạt động của khối doanh nghiệp này. Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khốn Nhà nước đã thực hiện và triển khai áp dụng thông lệ quốc tế mới nhất về quản lý an toàn vốn đối với cơng ty chứng khốn bằng việc ban hành Thơng tư 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010, sau đó được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 165/2012/TT-BTC ngày 09/10/2012 quy định chỉ tiêu an tồn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khốn khơng đáp ứng chỉ tiêu an tồn tài chính. Năm 2013, hai thơng tư trên được hợp nhất tại Thông tư 09/VBHN-BTC. Căn cứ chỉ tiêu an tồn tài chính, Ủy ban chứng khốn nhà nước đã phân loại các công ty chứng khốn thành 4 nhóm:

Nhóm 1: Nhóm hoạt động lành mạnh, gồm các cơng ty có tỷ lệ vốn khả dụng trên 180%

Nhóm 2: Nhóm hoạt động bình thường gồm các cơng ty có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 150% tới 180%

Nhóm 3: Nhóm bị kiểm sốt gồm các cơng ty có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 120% tới 150%

Nhóm 4: Nhóm bị kiểm sốt đặc biệt gồm các cơng ty hoạt động kinh doanh thua lỗ làm cho tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%

Kết quả cuối năm 2013, tồn thị trường cịn 90 cơng ty chứng khốn tiếp tục hoạt động. Giai đoạn 2014-2016 là giai đoạn các cơng ty chứng khốn tiếp tục tái cơ cấu. Tính đến hết năm 2014, cịn 85 cơng ty chứng khốn. Năm 2016 với việc triển khai quyết liệt đề án tái cấu trúc cơng ty chứng khốn, đã xử lý được 24 công ty, số lượng các cơng ty chứng khốn hoạt động bình thường đã giảm về cịn 76 cơng ty. Số cơng ty chứng khốn có lỗ lũy kế giảm, vốn chủ sở hữu tăng và đạt khoảng 41.636 tỷ đồng. Hoạt động tái cấu trúc các cơng ty chứng khốn về vốn, nghiệp vụ kinh doanh, công nghệ, nhân sự… đang tiếp tục được triển khai.

2.1.3.3.. Nhà đầu tư

Nguồn:Ủy ban chứng khốn Nhà Nước

Hình 2.4: Tăng trưởng tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 – 2016

Qua biểu đồ có thể thấy, số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán tăng khá nhanh, từ gần 3.000 tài khoản cuối năm 2000 tính đến hết tháng 12/2012 con số này là 1,2 triệu tài khoản. Và số lượng liên tục tăng qua các năm, đến cuối năm 2016, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thu hút khoảng 1,67 triệu

nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số, khoảng hơn 90%. Nếu so với dân số Việt Nam thì tỷ lệ dân số tham gia thị trường chứng khốn là rất nhỏ, đa số là khơng tham gia hoặc khơng biết đến thị trường chứng khốn. Tỷ lệ này gần như ngược lại so với thị trường chứng khoán tại các nước phát triển khi nhà đầu tư tổ chức chiếm khoảng 80-85% giá trị giao dịch hằng ngày.

Các nhà đầu tư tổ chức chiếm tỷ trọng nhỏ bao gồm các ngân hàng thương mại, các cơng ty tài chính, các cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ , các doanh nghiệp bảo hiểm, cần phải thu hút thành phần này nhiều hơn nữa bởi đây là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán v (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)